Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hội nghị G20 và tầm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu

G20 tiếp tục là diễn đàn kinh tế quan trọng hàng đầu thế giới tập trung tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong hội nghị diễn ra tại Trung Quốc.

Sự hợp tác giữa các nền kinh tế phát triển với các nền kinh tế mới nổi được xem là kế hoạch quan trọng trong việc xử lý cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Với chủ đề 2016 tại Trung Quốc là hướng tới một nền kinh tế thế giới năng động, kết nối và sáng tạo, G20 có tầm quan trọng thực sự như thế nào?

G20 là gì?

G20 là viết tắt của Group of Twenty, Hội nghị quốc tế cấp cao của 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi trên thế giới. G20 hiện chiếm 85% lượng GDP và 2/3 dân số thế giới.

Khi mới thành lập 17 năm về trước, hội nghị cấp cao của G20 chỉ giới hạn giữa các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương. Sau cuộc gặp mở màn giữa các lãnh đạo G20 tại Washington DC thảo luận về các vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 2008, các cuộc gặp thượng đỉnh G20 trở thành một sự kiện thường niên.

Hội nghị G20 đầu tiên diễn ra tại Berlin vào tháng 12/1999 do Đức và Bộ trưởng tài chính Canada tổ chức. Đến nay, đã có 18 cuộc gặp G20 thường niên cấp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng, 10 hội nghị thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia G20.

hoi nghi kinh te g20 anh 1
Các nhà lãnh đạo chụp ảnh tại Hội nghị thượng đỉnh G20 2016 tại Hàng Châu, Trung Quốc, ngày 4/9. Ảnh: 

 

Tân Hoa xã

Các thành viên của G20

Diễn đàn được xây dựng lần đầu tiên trong giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á hồi cuối những năm 1990. Các thành viên của G20 gồm Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU).

Một số quốc gia khác cũng tham dự hội nghị thượng đỉnh theo lời mời của nước chủ nhà. Thông thường, chủ tịch luân phiên của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), đại diện của Liên minh châu Phi và NEPAD (Đối tác mới vì sự phát triển của Châu Phi) sẽ xuất hiện tại hội nghị G20.

Thời gian tổ chức G20

Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra thường niên. Tuy nhiên các nguyên thủ quốc gia đã gặp 2 lần/năm vào năm 2009 và 2010 khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay được tổ chức từ ngày 4-5/9 tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc làm chủ nhà và lần thứ hai hội nghị được tổ chức tại châu Á.

Trước đó Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông khẳng định Bắc Kinh không muốn các nước bàn về các vấn đề ngoại giao nhạy cảm, như tình hình tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước trên biển tại G20.

hoi nghi kinh te g20 anh 2
G20 201 được tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Cơ cấu tổ chức G20

G20 không có cơ chế thường xuyên mà ghế chủ tịch luân chuyển hàng năm giữa các thành viên và được chọn từ nhóm các quốc gia khu vực khác nhau. Trung Quốc giữ vai trò chủ tịch trong năm 2016, Đức sẽ kế nhiệm trong năm 2017 và năm kế tiếp là Ấn Độ.

Đóng vai trò chủ nhà trong hội nghị thượng đỉnh là cơ hội để đất nước đó thiết lập các chương trình nghị sự và dẫn dắt chủ đề của các buổi thảo luận. Năm 2009, khi Vương quốc Anh tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt vào mùa xuân, cựu thủ tướng Gordon Brown chủ trì một thỏa thuận, trong đó các nguyên thủ quốc gia đã thống nhất viện trợ 1,1 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu. Thỏa thuận “lịch sử” này được xem như là một thành công lớn của G20.

Sự khác biệt giữa G8 và G20

G8 được biết đến với tên gọi G7 vào năm 1976. Sau khi Nga gia nhập vào năm 1998, hội nghị đã trở thành diễn đàn cho 8 nền kinh tế phát triển nhất thế giới bao gồm: Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật, Nga, Anh và Mỹ. Tuy nhiên sau năm 2014, Nga bị loại bỏ khỏi G8 sau khi Crimea sáp nhập vào nước này.

G8 tìm kiếm sự hợp tác về các vấn đề kinh tế phải đối mặt trong nền kinh tế công nghiệp, trong khi G20 phản ánh mối quan tâm rộng rãi hơn của cả nền kinh tế phát triển và mới nổi.

Ảnh hưởng của các quốc gia trong G20

Mặc dù không có các cuộc bỏ phiếu chính thức hay các tiêu chí kinh tế nhất định, tầm ảnh hưởng về chính trị của các quốc gia vẫn chi phối các hoạt động của diễn đàn. Vào năm 2014, trong hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brisbane, Australia, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đặt vấn đề biến đổi khí hậu làm trọng tâm của chương trình nghị sự, bất chấp sự miễn cưỡng từ Thủ tướng nước chủ nhà AustraliaTony Abbott.

Video an ninh Trung Quốc quát quan chức Nhà Trắng Khi nữ quan chức Nhà Trắng giải thích cách báo chí tác nghiệp lúc Tổng thống Obama tới, một cán bộ Trung Quốc quát cô: "Đây là đất nước chúng tôi. Đây là sân bay chúng tôi!".

Ông Obama, các lãnh đạo quốc tế tề tựu tại hội nghị G20

Tổng thống Mỹ, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, thủ tướng Singapore... đều đã có mặt thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc để tham dự hội nghị thượng đỉnh G20.

Trung Quốc đòi không bàn về Biển Đông ở hội nghị G20

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông ngày 15/8 nói Bắc Kinh không muốn hội nghị lãnh đạo các nước G20 sẽ thảo luận về các vấn đề chính trị, bao gồm tranh chấp Biển Đông.


Phương Thủy (theo Telegraph)

Bạn có thể quan tâm