Vài năm qua, sự phát triển nhanh và mạnh của ngành kinh doanh di động tại Trung Quốc kéo theo sự nở rộ của các cửa hàng "nhái" Apple Store, chuyên kinh doanh iPhone, iPad, MacBook. |
Một cửa hàng hoành tráng tại Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc), có logo táo khuyết lớn, cửa kính và cách thiết kế giống hệt với Apple Store "xịn". |
Chủ những cửa hàng này rất chịu chi khi bàn gỗ, tường thạch cao, ánh sáng trắng và "nhái" theo cách sắp đặt của Apple. Tuy nhiên, chúng vẫn không đạt đến sự đơn giản tinh tế của Apple Store thật. |
Hầu hết sản phẩm này là hàng "xách tay", hoặc nhập lậu số lượng lớn. Thậm chí có cả hàng nhái, bán với giá rẻ. |
Nhân viên ở một Apple Store "nhái" ở Thâm Quyến, Trung Quốc thậm chí mặc đồ có logo táo và đeo thẻ như thật. |
Tuy nhiên, theo Reuters, từ cuối 2015 đến nay, số lượng cửa hàng chuyên bán iPhone và nhái Apple Store đã giảm mạnh, chỉ còn 1/3 ở Trung Quốc. Sự phát triển như vũ bão của các thương hiệu nội địa như Xiaomi, Huawei, Oppo, Vivo... khiến các cửa hàng nhỏ lẻ chuyển hướng làm đại lý cho các thương hiệu này, nhằm nhận được mức chiết khấu cao thay vì bán iPhone nhái lợi nhuận thấp. |
Dù không ít người cuồng iPhone, nhưng phần lớn người dân Trung Quốc chọn mua điện thoại nội địa vì mức giá dễ chịu, trải nghiệm tương đối tốt. |
Thay vì chọn iPhone nhái, nhiều người có xu hướng mua điện thoại Android giá rẻ cấu hình mạnh của Xiaomi, Vivo. Đây là sức ép tự nhiên khiến các cửa hàng nhái Apple Store, dù bán iPhone nhái hay iPhone xách tay, lâm vào cảnh ế ẩm. Dân buôn iPhone trở thành "đầu nậu", xuất hàng đi các nước lân cận thay vì bán lẻ như trước.
|
"Việc sở hữu một chiếc iPhone không còn 'ngầu' như trước nữa", Cai, một nhân viên 23 tuổi đang làm việc tại một cửa hàng "nhái" Apple Store ở Thâm Quyến nói với NDTV. |
Trong hai năm qua, Apple đã mở thêm nhiều cửa hàng Apple Store tại các thành phố lớn ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Thành Đô... |
Chính những cửa hàng Apple Store "xịn" này đã đặt dấu chấm hết cho các cửa hàng nhái Apple tại Trung Quốc. |