Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hồi hương hài cốt lính Mỹ ở Triều Tiên: Hơn nửa thế kỷ chờ đợi

Mặc dù hy vọng tăng lên, gia đình của những quân nhân tử nạn trong chiến tranh Triều Tiên vẫn thận trọng trước việc Bình Nhưỡng sẽ trao trả hài cốt những quân nhân Mỹ.

Trong bài phát biểu tại Minnesota hôm 19/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thi thể của hơn 200 quân nhân đã được đưa về nước. Tuy nhiên, Nhà Trắng hoặc các cơ quan chính phủ vẫn chưa xác nhận về thông tin việc hồi hương hài cốt đã diễn ra.

Hài cốt của khoảng 250 binh sĩ được trao trả tại căn cứ không quân ở Hàn Quốc, theo cam kết từ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Trump ở Singapore hôm 12/6.

Ông Trump ca ngợi lời cam kết của nhà lãnh đạo Triều Tiên là một đột phá chưa từng có nhưng việc hồi hương hài cốt quân nhân đã diễn ra “phập phù” kể từ năm 1990. Khoảng 7.700 lính Mỹ vẫn còn mất tích trong cuộc chiến tranh kéo dài từ 1950-1953, gồm 5.300 người bị mất tích ở Triều Tiên và chỉ 459 thi thể được hồi hương.

trao tra hai cot linh My anh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Minnesota ngày 19/6. Ảnh: Getty.

Vết thương không lành

Người thân của các quân nhân mất tích trong chiến tranh Triều Tiên đã học được cách kiên nhẫn và hoài nghi về các lời hứa rằng sớm muộn gì họ cũng được chôn cất những người thân đã mất của mình.

John Zimmerlee mới 3 tuổi khi chiếc máy bay của cha ông bị rơi ở Triều Tiên vào tháng 3/1952. Và khi ông 6 tuổi, các sĩ quan quân đội Mỹ đã hứa với mẹ ông rằng họ đang tích cực tìm kiếm các manh mối.

“Tôi đã ra hộp thư kiểm tra hàng ngày để xem có tin tức gì mới không”, ông Zimmerlee nói. Ông đã 69 tuổi và vẫn tiếp tục chờ đợi. “Đây là một khoảng trống lớn trong cuộc đời tôi”, ông nói.

Cảm giác bất an và vô định tiếp tục tăng cao khi ông phát hiện ra rằng các thành viên trong cùng đội bay với cha ông được tìm thấy vẫn còn sống ở Triều Tiên sau khi chiếc máy bay bị rơi. Điều này cho thấy khả năng cha ông có thể đã bị bắt làm tù binh.

trao tra hai cot linh My anh 2

Đài tưởng niệm các quân nhân Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, cha của Rich Downes mất tích vào tháng 1/1952 khi máy bay ném bom B52 của ông bị bắn hạ và cuộc tìm kiếm thông tin về số phận của binh sĩ này kéo dài cả một đời người.

“Chỉ có những người đã trải qua mới hiểu. Đây là vết thương không thể lành. Việc tìm kiếm kéo dài qua nhiều thế hệ mà vẫn chưa kết thúc”, Downes nói.

Downes cũng là Chủ tịch Hiệp hội các gia đình của các tù binh trong chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Lạnh (POWs) cũng như các binh lính bị mất tích khi chiến đấu (MIA). Tuy nhiên, ông đã bất ngờ về thông tin việc trao trả hài cốt sắp được diễn ra.

Tuần này, ông đã gửi email tới cơ quan Tìm kiếm Tù binh và Quân nhân Mất tích của Bộ Quốc Phòng (DPAA), nhưng họ không được thông báo về một thỏa thuận được vội vã sắp xếp ở Singapore.

Tiếp tục chờ đợi

Các nỗ lực hợp tác hồi hương quân nhân Mỹ được bắt đầu từ năm 1996, hai năm sau khi chính quyền Tổng thống Bill Clinton đàm phán khung thỏa thuận phi hạt nhân hóa với Bình Nhưỡng. Kể từ đó, việc hồi hương đã trở thành một vấn đề luôn được đưa ra để “mặc cả” trong các cuộc đàm phán song phương và trở thành nguồn “khai thác” tài chính của Triều Tiên.

“Lúc nào họ cũng muốn thảo luận về tiền nong ngay từ đầu. Trong cuộc họp đầu tiên, họ đã cho biết công việc sẽ tốn 100 tỷ USD”, Kurt Campbell, người dẫn đầu phái đoàn đầu tiên đến Bình Nhưỡng để thảo luận về hồi hương năm 1996 cho biết.

Trong thập kỷ tiếp theo, các nhà khoa học và pháp y Mỹ đã mang về 229 thùng hài cốt và xác định được 153 người Mỹ mất tích. Triều Tiên cũng đơn phương bàn giao 208 thùng hài cốt, mặc dù lượng lớn hài cốt được giao không phải là lính Mỹ và một số thậm chí không phải hài cốt người.

Hài cốt của 181 quân nhân đã thiệt mạng trong chiến tranh được xác định nằm trong số này. Các nhiệm vụ tìm kiếm thực địa đã bị ngừng lại vào năm 2005. Đến năm 2007, chỉ 7 hài cốt được bàn giao cho thống đốc New Mexico, Bill Richardson như một cử chỉ thiện chí. Người Mỹ trả khoảng 1 triệu USD cho việc này trong năm 2007.

trao tra hai cot linh My anh 3

Một buổi lễ trao trả hài cốt quân nhân Mỹ tử trận ở Triều Tiên được tổ chức vào năm 2000. Ảnh: AFP.

"Họ đã thu thập hài cốt và thi thể quân nhân với chi phí khủng khiếp", Victor Cha, cựu giám đốc các vấn đề châu Á tại hội đồng an ninh quốc gia và có mặt trong đoàn của ông Richardson, nói.

Việc tài chính có phải là một yếu tố trong thỏa thuận Singapore về việc hồi hương hài cốt binh sĩ Mỹ hay không chưa được làm rõ.

Năm 2012, các cuộc tập trận quân sự của Mỹ và Hàn Quốc đã dẫn đến sự sụp đổ của nỗ lực hồi hương. Nếu việc hồi hương hài cốt được thỏa thuận ở Singapore, đây sẽ là lần đầu tiên việc hồi hương thi thể và hài cốt được nối lại trong 11 năm. Nhưng thân nhân của những quân nhân Mỹ không hy vọng sẽ có câu trả lời sớm.

Các phòng xét nghiệm DPAA ở Hawaii và Nebraska bị hạn chế về khả năng áp dụng các kỹ thuật nhận diện ADN. Hàng trăm hài cốt được hồi hương hơn 20 năm trước vẫn chưa được xác định.

Vẫn còn rất nhiều hài cốt cần được xét nghệm và phải cần thêm một số chuyên gia ADN để làm việc.

Giây phút Trump - Kim ký Tuyên bố chung lịch sử Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã cùng ký kết tuyên bố chung Mỹ - Triều. Hai bên đưa ra 4 cam kết hướng tới hòa bình và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Trump: Triều Tiên đã phá hủy 4 điểm thử hạt nhân

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định Triều Tiên đã cho nổ những điểm thử hạt nhân lớn, hướng tới cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn.

Hương Đoàn

Bạn có thể quan tâm