![]() |
Tiếp viên Malaysia khóc trong lễ cầu nguyện cho các nạn nhân thiệt mạng trong thảm kịch MH17. Ảnh: EPA |
Chủ tịch Hiệp hội Thần Kinh Malaysia, Phó giáo sư Tiến sĩ Andrew Mohanraj, thông báo số bệnh nhân mắc hội chứng sợ đi máy bay mà ông điều trị tăng lên sau khi hai thảm họa MH370 và MH17 xảy ra. Tuy nhiên, ông từ chối tiết lộ con số cụ thể.
Ngày 24/7, bà Chew Mei Fun - Thứ trưởng Bộ Phát triển Cộng đồng, Gia đình và Phụ nữ Malaysia, - đề nghị chính phủ cung cấp những dịch vụ tư vấn cho các nhân viên của Malaysia Airlines bởi nhiều người tổn tương tâm lý nặng sau hai thảm kịch MH370 và MH17.
Tiến sĩ Andrew, người nghiên cứu về tâm lý hàng không, cho hay: "Nhiều người thừa nhận họ đang mắc chứng căng thẳng và rối loạn tâm lý và lo sợ họ sẽ buộc phải từ bỏ công việc nếu tiếp tục bay. Họ thường mất ngủ, gặp ác mộng, hồi hộp và tim đập nhanh mỗi khi nghĩ tới việc phải di chuyển bằng máy bay. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh trầm cảm, dễ cáu gắt hoặc có thể tự tử".
Ông cũng cho biết, chứng rối loạn căng thẳng sau khi chấn thương tâm lý có thể được điều trị dễ dàng trong thời gian ngắn (từ 6 tháng đến 1 năm) với những liệu pháp tâm lý hiệu quả. Những người mắc hội chứng cần tới các cơ sở ý tế để điều trị kịp thời.
Nỗi sợ hãi bủa vây tiếp viên hàng không sau loạt thảm họa
Nỗi đau đớn và lo sợ ám ảnh tiếp viên hàng không sau hàng loạt tai nạn kinh hoàng. Tuy nhiên, họ đã phải nén cảm xúc để khoác lên người bộ đồng phục và tươi cười phục vụ khách.
2014 chưa phải năm tồi tệ nhất lịch sử hàng không
25 19
Dù 764 người chết vì tai nạn máy bay dân sự trong 7 tháng đầu năm nhưng 2014 vẫn là một trong những năm tương đối an toàn trong lịch sử hàng không thế giới.
Cuộc sống khó khăn của người dân gần hiện trường vụ MH17
6 1
"Trước mọi người, tôi tỏ ra mạnh mẽ, quả quyết và bình tĩnh. Nhưng khi về nhà, tôi thường úp mặt xuống gối và khóc", người đứng đầu ngôi làng gần hiện trường vụ MH17 nói.