Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hòa Phát rót thêm gần 10.000 tỷ đồng vào 'quả đấm thép' Dung Quất 2

Tập đoàn Hòa Phát cho biết đang bám sát tiến độ đầu tư và hiệu quả các dự án lớn, đặc biệt là Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất 2.

Toàn cảnh Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Ảnh: HPG.

Theo báo cáo kinh doanh quý IV/2023, Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) cho biết siêu dự án Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2 (Dung Quất 2) đã đạt khoảng 45% tiến độ, đúng theo kế hoạch ban lãnh đạo đề ra. Khi hoàn thành, năng lực sản xuất thép của tập đoàn sẽ đạt hơn 14 triệu tấn thép thô/năm và có thể lọt vào top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới.

Tại thời điểm cuối năm ngoái, Hòa Phát đã rót đến 22.555 tỷ đồng vào khu liên hợp gang thép trên, tăng hơn 9.824 tỷ đồng so với quý III/2023 liền trước và tăng 13.125 tỷ đồng so với đầu năm.

Lãnh đạo Hòa Phát xem Dung Quất 2 là "quả đấm thép" với tổng vốn đầu tư dự kiến trên 3 tỷ USD, tương đương khoảng 1.000 dự án vừa và nhỏ, hay bằng 100 dự án lớn khác mà tập đoàn này phải tự lực đầu tư.

Khu liên hợp sản xuất gang thép mới dự tính hoàn thành vào quý I/2025 với công suất 1,5 triệu tấn/năm cho giai đoạn 1. Tổng công suất thiết kế là 5,6 triệu tấn/năm, bao gồm 4,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC và 1 triệu tấn thép đặc biệt. Tập đoàn kỳ vọng mất khoảng 3 năm để vận hành tối đa công suất.

Ghi nhận tại ngày 31/12/2023, khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Hoà Phát đạt hơn 26.000 tỷ đồng, chủ yếu nằm ở dự án Dung Quất 2 này với hơn 22.555 tỷ đồng.

Một số dự án dở dang khác cũng được Hòa Phát đầu tư lớn là tổ hợp nhà máy container với giá trị 1.833 tỷ đồng, đầu tư thêm vào Khu liên hợp Gang thép Hải Dương 639 tỷ đồng, dự án nông nghiệp gần 380 tỷ đồng, giá trị đầu tư đều tăng thêm trong năm vừa qua.

Để có nguồn tài trợ mở rộng đầu tư, tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long đã tăng quy mô nợ vay trong năm ngoái thêm 13%, lên mức kỷ lục gần 65.400 tỷ đồng, phần lớn là nợ ngắn hạn với gần 55.000 tỷ đồng.

Theo đó, Hòa Phát phải gánh lãi vay gần 3.600 tỷ đồng một năm, tăng hơn 16% so với năm 2022 và là mức cao nhất kể từ khi hoạt động. Ước tính bình quân mỗi ngày, tập đoàn thép lớn nhất nước phải trả gần 10 tỷ đồng lãi vay.

DOANH THU HOÀ PHÁT GIẢM 2 NĂM LIÊN TIẾP
Tình hình kinh doanh qua các năm của Tập đoàn Hoà Phát. Nguồn: HPG, Tổng hợp.
Nhãn20162017201820192020202120222023
Doanh thu thuần tỷ đồng 3328346161558366365890118149679141409118953
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
76849252100729030152923700897947650

Về bức tranh kinh doanh chung, trong quý IV/2023, Hòa Phát báo doanh thu 34.925 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.969 tỷ đồng, tăng 249% so với cùng kỳ và 48% so với quý trước.

Tính chung cả năm 2023, Hòa Phát đạt 120.355 tỷ đồng doanh thu, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế là 6.800 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 85% kế hoạch năm.

Lãnh đạo Hòa Phát cho biết trong năm 2023 đã sản xuất 6,7 triệu tấn thép thô, giảm 10% so với năm 2022. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép HRC, thép xây dựng, thép chất lượng cao và phôi thép đạt 6,72 triệu tấn, giảm 7%. Trong đó, thép xây dựng, thép chất lượng cao đạt 3,78 triệu tấn, giảm 11%. Thép cuộn cán nóng HRC ghi nhận gần 2,8 triệu tắn, tăng 6% với với năm 2022.

Bên cạnh các dòng sản phẩm thép truyền thống, Hòa Phát đã đầu tư chế biến sâu, đẩy mạnh sản xuất các loại thép chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu thép Hòa Phát được mở rộng tới 39 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Việc xuất khẩu giúp Hòa Phát đa đạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.

Hòa Phát vẫn đang dẫn đầu thị phần tại Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và là doanh nghiệp Việt duy nhất sản xuất được thép HRC, cáp thép dự ứng lực và nhiều loại thép chất lượng cao.

Cũng trong tháng 8 năm ngoái, Hòa Phát đã đưa bến đầu tiên của cảng tổng hợp container tại Dung Quất - Quảng Ngãi đi vào hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu bốc xếp hàng hóa của các doanh nghiệp tại Khu kinh tế Dung Quất và các vùng lân cận.

Lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát đánh giá trong thời gian tới, thị trường có khởi sắc nhưng chưa rõ nét do kinh tế trong và ngoài nước còn gặp nhiều khó khăn. Tập đoàn sẽ ưu tiên quản trị tốt dòng tiền, hàng tồn kho, sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường. Đồng thời bám sát tiến độ đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất 2, đảm bảo kiểm soát hiệu quả các dự án.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Doanh nghiệp TP.HCM dành hơn 8.500 tỷ đồng chuẩn bị hàng Tết bình ổn

Năm nay, các mặt hàng bình ổn thị trường chiếm thị phần từ 25% đến 43% tại các hệ thống bán lẻ ở TP.HCM. Trong 2 ngày cận Tết, một số hàng thiết yếu sẽ được giảm giá sâu.

Điểm mặt ngân hàng lãi trên 10.000 tỷ đồng năm ngoái

Năm 2022, hệ thống ngân hàng có 10 nhà băng báo lãi trước thuế trên 10.000 tỷ đồng. Một năm sau đó, số lượng này vẫn "dậm chân tại chỗ", không có thêm cái tên mới nào tham gia.

Rồng mạ vàng giá hàng chục triệu đồng lên kệ Tết

Những ngày cận Tết Giáp Thìn 2024, thị trường quà tặng sôi động với các sản phẩm tượng rồng mạ vàng đa dạng về mẫu mã, kích thước phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm