Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hố sâu bất bình đẳng từ việc người giàu 'chờ xem hiệu quả vaccine'

Nhiều người dân ở các nước giàu vẫn nghi ngờ về tính hiệu quả của vaccine Covid-19 trong khi phần còn lại của thế giới đang vật lộn để tìm cách trở lại cuộc sống bình thường.

"Muốn đợi xem sao" là phản ứng của một số người Mỹ khi được hỏi về việc tiêm vaccine Covid-19. Đây là một phản ứng rất kỳ lạ khi vaccine đã chứng minh được tính hiệu quả vượt trội và cũng là cách tốt nhất để chấm dứt đại dịch, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Theo một cuộc thăm dò của NPR vào đầu năm 2021, có tới khoảng 25% dân số Mỹ sẽ từ chối tiêm vaccine ngay cả khi được cung cấp. Phản ứng này thể hiện xu hướng hoài nghi đối với vaccine trong tâm trí của một bộ phận người dân.

Nguoi My tu choi tiem vaccine anh 1

Một trung tâm tiêm chủng vaccine Covid-19 tại California, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Phản ứng khác nhau trước vaccine

Việc triển khai vaccine Covid-19 ở cấp độ toàn cầu có những sự khác nhau rõ rệt. Tính đến ngày 16/6, gần 80% dân số thế giới chưa được tiêm ngừa. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tiêm chủng còn nằm dưới mức 1%.

Người dân tại các nước nghèo khao khát có cơ hội được tiêm vaccine để trở lại cuộc sống hàng ngày. Người già muốn dành thời gian với con cháu, sinh viên muốn trở lại trường học và người lao động muốn kiếm tiền hỗ trợ gia đình. Họ không muốn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh hay nhập viện.

Những phản ứng này cho thấy hai mô hình trái ngược. Xu hướng do dự và từ chối tiêm vaccine ở Mỹ là một dấu hiệu của đặc quyền cực độ. Đặc quyền này còn được thể hiện mạnh mẽ hơn ở những người tiếp tục từ chối tiêm chủng cho dù được nhận nhiều ưu đãi đặc biệt, theo NPR.

Chủ nghĩa dân tộc vaccine cũng là xu hướng đáng lo ngại không kém. Các quốc gia phát triển đang tích trữ vaccine và cầm chừng trong việc chia sẻ nguồn lực, chuyên môn, công nghệ cần thiết cho các quốc gia kém phát triển hơn.

Nguoi My tu choi tiem vaccine anh 2

Một tài xế Philippines được tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc. Ảnh: AP.

Tiến sĩ Junaid Nabi, một chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng việc nước Mỹ đang ưu tiên tiêm chủng cho nhóm dân số có nguy cơ thấp thay vì chia sẻ cho các quốc gia khác là không công bằng.

Châu Phi có dân số hơn một tỷ người nhưng có ít hơn 1% được tiêm chủng đầy đủ. Các nhóm nguy cơ cao như nhân viên y tế tuyến đầu thường không được tiêm vaccine. Một số quốc gia trong lục địa châu Phi còn không nhận được bất kỳ nguồn cung cấp vaccine nào.

Việc triển khai vaccine đối với các nhân viên y tế có ý nghĩa lâu dài bởi lực lượng này đang mạo hiểm mạng sống để cứu mạng người bệnh. Tại Ấn Độ, hơn 500 bác sĩ đã thiệt mạng và hàng nghìn người khác dương tính với Covid-19 trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.

“Trong hai đến ba tháng gần đây, mỗi khi tôi gọi điện về quê nhà Kashmir, tôi đều đang nói chuyện với một người đã mắc bệnh hoặc một gia đình có thành viên nhiễm bệnh”, tiến sĩ Nabi nói.

Góc nhìn của người nhập cư

Tiến sĩ Junaid Nabi là một người nhập cư ở Mỹ. Ông rơi vào vị trí khó xử khi chứng kiến hai mặt của câu chuyện. Bạn bè và gia đình ở Mỹ của ông không muốn tiêm vaccine trong khi những người thân ở các nước khác lại không thể tìm được nguồn cung cấp vaccine.

Bất cứ khi nào ông thảo luận về việc từ chối tiêm vaccine ở Mỹ với người dân ở các quốc gia khác, họ đều lấy làm lạ về việc các nhà hoạch định chính sách Mỹ phải đưa ra các ưu đãi bằng tiền mặt để thuyết phục người dân tiêm vaccine.

Trong khi đó, ở các quốc gia khác, người dân đang tuyệt vọng và tìm mọi cách để thoát khỏi đại dịch.

Tiếp cận vaccine cũng chưa phải là vấn đề duy nhất. Xung đột tại các khu vực như Palestine, Kashmir và Somalia khiến chiến dịch triển khai vaccine gặp nhiều cản trở. Thông tinh sai lệch về vaccine cũng xuất hiện ở khắp nơi.

Nguoi My tu choi tiem vaccine anh 3

Nhân viên y tế đang thuyết phục một phụ nữ Ấn Độ tiêm vaccine. Ảnh: AP.


Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố quyên góp hàng trăm triệu liều vaccine cho các quốc gia đang và kém phát triển. Mặc dù động thái này là một bước đi đúng hướng, nhưng chưa đủ. Các nhà phân tích cho rằng phải mất hơn 10 tỷ liều để đưa thế giới trở lại trạng thái bình thường. Năng lực sản xuất vaccine đang nằm ở mức 1,73 tỷ liều mỗi năm.

Điều mà chính quyền của các nước phát triển thường bỏ qua chính là việc chia sẻ nguyên liệu thô và cho phép chuyển giao công nghệ. Những khoản quyên góp sẽ không bao giờ là đủ nếu chưa miễn trừ tạm thời bản quyền vaccine.

Tiến sĩ Nabi cho rằng nếu không đạt được sự đồng thuận về vấn đề tiêm chủng cho người dân trên toàn thế giới, sự lây lan của virus sẽ tiếp diễn và dẫn đến sự xuất hiện của các đột biến mới.

Cuộc khủng hoảng phân phối vaccine Covid-19 cho thấy vấn đề cốt lõi của sự bất bình đẳng. Người dân ở các nước giàu không nhận ra tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc sức khỏe và coi thường sự bùng phát của các bệnh truyền nhiễm.

Vì vậy, tiến sĩ Nabi muốn nhắc nhở những người coi thường việc tiêm chủng vaccine rằng hành động của họ là liều lĩnh và tàn nhẫn. Những người này làm đảo lộn những nỗ lực chấm dứt đại dịch. Bài học "virus không có ranh giới" được rút ra từ đại dịch Covid-19 vẫn chưa được nhiều người lưu tâm.

Hàng loạt thi thể trên bờ cát có thể bị trôi xuống sông Hằng Sông Hằng đã bị ô nhiễm ở mức độ đáng báo động trong nhiều năm qua. Làn sóng Covid-19 thứ 2 tại Ấn Độ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Gần 900 nhân viên mật vụ Mỹ từng mắc Covid-19

Tổng thống Donald Trump bị cáo buộc đã cố tình đẩy các nhân viên mật vụ vào tình thế phải đối mặt với khả năng phơi nhiễm virus gây ra Covid-19.

Ông Trump từng muốn Covid-19 mang đi cựu cố vấn an ninh quốc gia

Một cuốn sách sắp được xuất bản tiết lộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng hy vọng Covid-19 sẽ “cướp đi” cựu Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, theo Guardian.

Tuấn Đạt

Bạn có thể quan tâm