Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hồ nước ở Malaysia nguy cơ bị tước danh hiệu UNESCO vì ô nhiễm

Hồ Chini - hồ nước ngọt lớn thứ hai Malaysia - có nguy cơ bị tước danh hiệu được UNESCO trao tặng 13 năm trước vì tình trạng ô nhiễm nguồn nước và mất sinh cảnh tự nhiên.

Hồ Chini từng “tràn ngập hoa súng, đến mức chỉ có đủ đường đi cho thuyền”, một người bản địa trong độ tuổi 50 kể lại với nhà nhân chủng học Sara Crabtree. Nhưng lúc này, những khóm hoa súng từng thu hút lượng lớn du khách đã biến mất gần như hoàn toàn, SCMP đưa tin ngày 31/7.

Nashita Dewi, một lãnh đạo cộng đồng địa phương, kể lại còn nhớ mình từng bắt được con cá thân hình trong suốt trong làn nước lạnh và trong của hồ Chini khi còn nhỏ. Nhưng khi trở về sau thời gian đi học xa, chị thấy “nước hồ chỉ có màu nâu, không còn thấy bóng dáng hoa súng”.

tuoc danh hieu UNESCO anh 1

Vùng đất gần hồ Chini cằn cỗi vì hoạt động chặt cây. Ảnh: Azneal Ishak.

Năm 2009, hồ Chini cùng khu vực đầm lầy xung quanh được UNESCO công nhận là “khu dự trữ sinh quyển” đầu tiên của Malaysia. Theo UNESCO, khu dự trữ sinh quyển là khu vực cần được phát triển bền vững để bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.

Nhưng China có nguy cơ mất danh hiệu ấy sau nhiều năm hoạt động khai khoáng và chặt cây tràn lan dọc bờ hồ đã đầu độc nguồn nước và làm mất đi lượng lớn sinh cảnh tự nhiên.

Mushrifah Idris, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hồ Chini, thuộc Đại học Quốc gia Malaysia, nằm trong số những nhà hoạt động môi trường gióng chuông cảnh báo từ năm 2019.

Tuy nhiên, nhà chức trách địa phương không mấy quan tâm cho tới gần đây, sau khi có thông tin UNESCO cân nhắc tước danh hiệu của hồ Chini.

Malaysia có hạn chót vào cuối tháng 9 để thông báo cho UNESCO kế hoạch khôi phục hồ Chini và vùng phụ cận trở lại nguyên trạng. Nếu không, UNESCO có khả năng sẽ hành động.

tuoc danh hieu UNESCO anh 2

Mặt hồ Chini từng mọc nhiều hoa súng đến nỗi chỉ đủ đường cho thuyền di chuyển. Nhung tới nay, hoa súng gần như đã biến mất. Ảnh: Shutterstock.

Meor Razak, một cán bộ thực địa cho tổ chức phi chính phủ Những người bạn của Trái Đất ở Malaysia, cho biết bất chấp sự thay đổi trong thái độ, công tác phục hồi môi trường còn thiếu sự điều phối.

“Chẳng có sự điều phối gì cả. Cơ quan lâm nghiệp làm cái này, phòng đất đai lại làm cái nọ. Mọi thứ cũng đang được quyết định từ xa ở thủ phủ Kuantan, không phải ở Chini”, bà Razak nói.

Sống giữa thành phố rác, người Rome cầu cứu UNESCO

Một số nghệ sĩ, giáo sư, nhà hoạt động môi trường và người làm trong lĩnh vực văn hóa ở thủ đô Rome, Italy đã thúc giục UNESCO “nhắc nhở” giới chức thành phố về vấn đề rác thải.

Liverpool bị tước danh hiệu Di sản Thế giới từ UNESCO

Từng vang danh toàn thế giới với những bến tàu, ban nhạc The Beatles và 2 đội bóng nổi tiếng, Liverpool giờ đây đang là tâm điểm của một loạt tranh cãi về việc phát triển.

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm