Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'HLV nhấn tôi xuống nước, không thở được' - mặt tối VĐV bị lạm dụng

Với người trong cuộc, tình trạng VĐV nhỏ tuổi ở Nhật Bản bị các HLV đánh đập, bạo hành một cách thẳng tay đã không còn là chuyện xa lạ.

Đánh đập bằng gậy, tát mạnh vào mặt liên tiếp, dìm đầu xuống nước. Đó là một trong hàng loạt chi tiết gây sốc ở trong báo cáo của Tổ chức Nhân Quyền mới công bố về tình trạng hàng trăm VĐV nhí ở Nhật Bản bị các HLV và liên đoàn thể thao lạm dụng, bạo hành.

Báo cáo có tên gọi “Tôi bị đánh quá nhiều đến mức không đếm xuể” thu thập thông tin từ các cuộc phỏng vấn với hơn 800 VĐV Nhật ở lứa tuổi trẻ em, thiếu niên. Không dừng ở bạo hành thể xác, tinh thần, nhiều em còn bị tấn công tình dục.

vdv nhat ban bi lam dung anh 1

Tình trạng VĐV nhí bị đánh đập, lạm dụng, tấn công tình dục ở Nhật Bản trở thành điều phổ biến với người trong cuộc. Ảnh: Sky News.

“Tham gia thể thao vốn dĩ là hoạt động giúp những đứa trẻ có niềm vui và cơ hội phát triển thể chất. Tuy nhiên, điều trái ngược diễn ra ở Nhật Bản khi bạo lực trở thành một phần thường xuyên xảy ra. Kết quả, thể thao trở thành nguyên nhân gây sợ hãi, ám ảnh cho nhiều đứa trẻ”, báo cáo viết.

Báo cáo này chỉ ra việc lạm dụng trẻ em bị cấm ở xứ hoa anh đào, song không có luật định cụ thể nào trong ngành thể thao. Daiki A, một cựu VĐV đến từ vùng Kyushu, chia sẻ văn hóa taibatsu, để chỉ việc trừng phạt cơ thể, đã biến giấc mơ theo đuổi sự nghiệp thi đấu của lứa trẻ trở thành nỗi ác mộng.

“HLV nói rằng tôi tập luyện không nghiêm túc. Tôi và những bạn khác bị gọi đến rồi ông ta đánh liên tiếp vào mặt tôi ngay trước mặt mọi người. Mặt tôi đầm đìa máu nhưng ông ta không dừng lại, ngay cả khi tôi cầu xin”, Daiki A kể lại.

Một cựu cầu thủ của bộ môn bóng nước cho hay mình bị HLV đấm vào bụng và dìm đầu xuống nước.

“Các VĐV bị trừng phạt bằng cách kéo ra khỏi hồ bơi bằng dây buộc mũ bơi, khiến họ ngạt thở. Một hình thức phạt dành cho những người nhỏ tuổi hơn là nhấn đầu xuống nước để không thở được. Những khi ấy, tôi cảm thấy đây là tra tấn, không phải luyện tập. Các HLV cố thống trị bằng nỗi sợ hãi của các học trò”, người này cho biết.

vdv nhat ban bi lam dung anh 2

Theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, bạo lực xảy ra thường xuyên vì suy nghĩ đó là phần phải có trong quá trình đào tạo ở Nhật Bản. Ảnh minh họa.

Báo cáo về tình trạng của làng thể thao Nhật Bản là chi tiết mới nhất trong một loạt các tiết lộ xung quanh môi trường đào tạo độc hại tại các quốc gia có nền thể thao hiện đại, tính cạnh tranh cao.

Tháng trước, VĐV 3 môn phối hợp Choi Suk-hyeon của Hàn Quốc tự tử ở tuổi 22 sau thời gian dài bị HLV và đồng nghiệp bắt nạt, đánh đập tàn nhẫn nếu dám tăng cân hay phản kháng.

Mặt tối đằng sau những tấm huy chương danh giá, đem vinh quang về cho đất nước đang khiến công chúng gây áp lực lên Ủy ban Olympic Quốc tế IOC cần mạnh tay, làm nhiều cách hơn để bảo vệ các VĐV.

Về phần mình, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi lệnh cấm HLV lạm dụng, bắt nạt VĐV cần được ban hành chính thức.

“Trong nhiều năm qua, quyền con người của các VĐV đã bị lãng quên, đặc biệt là khi nói đến việc bảo vệ họ khỏi bạo lực và lạm dụng”, nhóm nghiên cứu kết luận trong báo cáo.

“Lạm dụng VĐV nhí đã trở nên phổ biến ở Nhật, nơi có truyền thống dùng đòn roi, bạo lực như một phần của huấn luyện. Việc hoãn lại kỳ thế vận hội 1 năm trao cơ hội cho chính phủ và các tổ chức thể thao Nhật Bản ngăn chặn tình trạng này”.

Phản hồi báo cáo mới nhất của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đại diện IOC mới chỉ dừng lại ở mức kêu gọi mọi thành viên trong làng thể thao cần tôn trọng nhau và cho biết bắt nạt, bạo hành là đi ngược với mọi giá trị của Thế vận hội.

Cựu nhân viên TikTok: 'Nơi đây như nhà tù'

Xem hơn 1.000 video mỗi ngày, chịu áp lực tìm ra các video sai phạm nhanh chóng là một phần công việc của những người thuộc đội kiểm duyệt clip cho TikTok.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm