Sau khi Đức chính thức bị loại từ vòng bảng, điều an ủi duy nhất với họ là mặt trời vẫn mọc vào sáng hôm sau. Nhưng có lẽ không người Đức nào nghĩ đến tương lai sau buổi tối kinh hoàng ở Nga. Bất cứ ai đang đi trên các con đường của Berlin, hãy nhìn vào khuôn mặt vô hồn của các cổ động viên. Trông họ như những bóng ma vậy.
Không có gì khó hiểu khi người Đức sốc nặng với kết quả của đội tuyển. Nếu xem FIFA Confederations Cup như một giải đấu lớn, Đức đã từng có lần thứ 8 liên tiếp vào đến trận bán kết, kể từ 2005. Không một đội bóng nào trên thế giới có thành tích ổn định đáng kinh ngạc như vậy.
“Cỗ xe tăng” thua từ khi bắt đầu
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cảnh báo cho “Cỗ xe tăng” trước khi giải đấu trên đất Nga diễn ra. Đức gặp phải quá nhiều vấn đề, từ vụ Manuel Neuer chấn thương cả năm nhưng vẫn được HLV Joachim Loew xếp đá chính.
Ông Loew càng gây tranh cãi khi loại bỏ tiền vệ trẻ xuất sắc Leroy Sane. Nhà vô địch thế giới khởi động một cách chậm chạp ở các trận giao hữu trước thềm World Cup 2018.
Sau đó, đến lượt vụ lùm xùm của Mesut Oezil và Ilkay Gundogan. Hai cầu thủ này quá vô tư khi chụp ảnh chung với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan, khiến cổ động viên Đức phẫn nộ. Chưa bao giờ, người hâm mộ Đức chỉ trích những tuyển thủ có gốc nhập cư như trường hợp của Oezil và Gundogan.
Người Đức sẽ không bao giờ quên được thất bại này. |
Cuối cùng, có những thông tin nội bộ rằng tập thể Đức tách biệt thành hai nửa, nhóm cầu thủ gạo cội từng giúp Đức lên đỉnh thế giới vào năm 2014 và những cá nhân đầy khao khát được bảo vệ danh hiệu sau khi cùng “Cỗ xe tăng” vô địch Confederations Cup.
Hai cầu thủ có cá tính là Leroy Sane và tiền đạo Sandro Wagner bị Loew loại bỏ có lẽ vì nguyên nhân đó. Ông Loew muốn làm dịu bầu không khí bất hòa trong nội bộ đội tuyển. Nhưng ông đã thất bại. Lần đầu tiên kể từ ngày dẫn dắt Đức, HLV Loew không thể phát huy cái gọi là sức mạnh ghê gớm nhất của Đức. Đó là là tinh thần chiến đấu.
Ngay cả người hâm mộ bóng đá Đức cũng không thực sự hết mình vì đội tuyển ở World Cup 2018. Điển như như việc tờ Bild đưa tin số quốc kỳ treo ở Đức thấp hơn trước. Số người Đức sang Nga theo dõi đội tuyển chỉ có vài nghìn.
Còn tự trọng, Loew hãy từ chức đi
Đầu tiên, ông Loew nên từ bỏ cương vị HLV trưởng của mình. Có quá nhiều lý do để chứng minh cho việc Loew không nên trụ vững ở vị trí này kể từ sau World Cup 2018. Quy tắc bất thành văn của Đức từng nói rằng một HLV sẽ phải từ chức khi đội tuyển không vượt qua được tứ kết ở một giải đấu lớn.
Loew thậm chí không chạm đến cột mốc tứ kết. Và ông trở thành chiến lược gia có thành tích tệ nhất trong các lần tuyển Đức tham dự World Cup. Lần đầu tiên sau 80 năm, Đức bị loại ngay từ vòng bảng. “Cỗ xe tăng” là đội thứ ba của World Cup là đương kim vô địch, nhưng không vào nổi vòng 16 đội.
Loew không còn tạo ra những điều kỳ diệu. |
Chiến tích dẫn dắt Đức lên đỉnh thế giới vào năm 2014 đã bị bỏ lại đằng sau. Bây giờ, trong mắt cổ động viên của tuyển Đức, Loew chỉ là tội đồ không hơn không kém.
“Đá thế này, có vào vòng trong thì Đức vẫn bị loại dễ dàng”, lời chia sẻ từ đội trưởng Manuel Neuer như “xát muối” vào nỗi đau của Loew. Một khi tập thể bị chỉ trích, thì HLV phải là người đứng ra chịu trách nhiệm.
Đội tuyển Đức cũng giống như tập đoàn Volkswagen hoặc một đảng phái chính trị. Cựu CEO của Volkswagen Martin Winterkron từng phát biểu rằng: “Tôi từ chức vì lợi ích của công ty, mặc dù tôi không biết mình đã phạm sai lầm gì”. Đó chính là trách nhiệm của người đứng đầu, là tinh thần dám làm, dám chịu của người Đức.
Nếu tiếp tục công việc ở đội tuyển Đức, Loew chỉ là một người bu bám. Giống như Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Đức Martin Schulz, người từng nhất quyết không từ chức sau thất bại lịch sử ở cuộc bầu cử hồi tháng 9/2017. Sự cố chấp chỉ giúp ông trụ lại được 5 tháng.
Vì tương lai, Đức hãy thẳng thắn nhìn lại
Ngoài Loew, yếu tố khác khiến Đức thất bại ở World Cup 2018 nằm ở việc chất lượng của giải đấu Bundesliga đang có dấu hiệu đi xuống. Sau World Cup 2014, chỉ có bốn câu lạc bộ ở Bundesliga lọt vào vòng tứ kết của Europa League.
Đức sẽ phải nhanh chóng siết chặt nguyên tắc 50+1 (ngăn cản ông chủ nước ngoài kiểm soát các câu lạc bộ Đức). Ai cũng biết, sẽ là thảm họa khi các đội bóng Đức được kiểm soát bởi túi tiền từ bên ngoài.
Đức phải nhanh chóng đứng dậy, và hướng đến tương lai. |
Nhìn vào các đội bóng lớn ở châu Âu như MU, PSG, Man City, túi tiền không đáy của các ông chủ giúp họ chiêu mộ hàng loạt ngôi sao lớn của bóng đá thế giới. Nhưng bù lại, càng mua nhiều ngôi sao, các tài năng trẻ ở bản địa sẽ có khó có cơ hội phát triển tài năng theo hướng tốt nhất.
Đức phải tiếp tục con đường mà họ đã chọn, nhưng cũng nên nhìn lại để tự đặt ra câu hỏi, mà trước tiên là các câu lạc bộ. Borussia Dortmund từng được ca ngợi vì làm rất tốt ở khâu đào tạo trẻ, nhưng họ chỉ đóng góp đúng một cầu thủ cho tuyển Đức mà Marco Reus.
Christian Pulisic, Ousmane Dembele, Jadon Sancho, những tài năng đã và đang được Dortmund trình làng cho sân khấu lớn của bóng đá thế giới. Dù vậy, cả ba đều không phải là cầu thủ mang quốc tịch Đức.
Die Mannnschaft sản sinh ra thế hệ vàng, đoạt chức vô địch ở World Cup 2014. Sau bốn năm, những con người đó dần bước qua bên kia sườn dốc của sự nghiệp.
Đã đến lúc, Đức tạm quên đi Thomas Mueller, Mesut Oezil, Jerome Boateng, Sami Khedira... để chuẩn bị cho thế hệ kế cận, chinh chiến tại Euro 2020, World Cup 2022 và xa hơn nữa.
Đức tái hiện thành tích tồi tệ sau 80 năm. Đồ họa: Minh Phúc. |