Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Virus đột biến 30 lần ở cơ thể bệnh nhân mắc Covid-19 trong 216 ngày

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân khả dĩ của việc nhiều biến chủng xuất hiện đầu tiên ở châu Phi, sau khi nghiên cứu một bệnh nhân HIV Nam Phi mắc Covid-19 trong 216 ngày.

Tỷ lệ dân số mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS ở mức cao là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của các biến chủng SARS‑CoV‑2 tại châu Phi, theo các nhà khoa học, Bloomberg đưa tin hôm 20/9.

Châu Phi là lục địa có tỷ lệ tiêm vaccine thấp nhất thế giới và cũng là nơi xuất hiện nhiều biến chủng đầu tiên: Beta ở Nam Phi, Eta ở Nigeria và gần nhất là C.1.2 cũng ở Nam Phi.

Nghiên cứu về một người phụ nữ dương tính với HIV ở Nam Phi đã cho thấy virus corona ở trong cơ thể bệnh nhân này 216 ngày, và trong suốt khoảng thời gian đó, virus đã đột biến đáng kể.

Thực tế số lần đột biến lên tới con số 30, bà Tulio de Oliveira, giáo sư tin sinh học - điều hành các viện giải trình tự gene tại 2 trường đại học ở Nam Phi - cho biết trong một hội thảo về miễn dịch học.

HIV tai chau Phi tao dieu kien cho bien chung SARS‑CoV‑2 anh 1

Châu Phi, với dân số khoảng 1,2 tỷ người là lục địa có nhiều người mắc bệnh suy giảm miễn dịch nhất thế giới. Ảnh: AP.

Từ đây, các nhà khoa học đã phần nào giải thích được sự xuất hiện của các biến chủng nCoV tại châu Phi: Đây là lục địa có nhiều người mắc bệnh suy giảm miễn dịch nhất thế giới, trong đó có HIV/AIDS.

Trên thực tế, Nam Phi là nước có nhiều người mắc HIV nhất thế giới, với khoảng 8,2 triệu người có nguy cơ mắc bệnh suy giảm miễn dịch AIDS. Trong số này vẫn còn nhiều người không sử dụng thuốc kháng retrovirus để kiểm soát mầm bệnh. Các nước lân cận như Botswana, Zimbabwe và Eswatini cũng có tỷ lệ lây nhiễm HIV rất cao.

Bệnh tật tràn lan và tình trạng nghèo đói cùng cực đồng nghĩa với việc hàng triệu người châu Phi sống với tình trạng sức khỏe kém và có ít khả năng chống lại bệnh truyền nhiễm.

Trong khi đó, virus corona tồn tại trong vật chủ càng lâu thì càng có khả năng đột biến.

“Có bằng chứng cho thấy sự nhiễm bệnh kéo dài ở những người bị suy giảm miễn dịch là một cơ chế cho sự xuất hiện của biến chủng SARS‑CoV‑2”, bà Tulio de Oliveira cho biết.

Đây được cho là động lực để châu Phi tăng tỷ lệ tiêm chủng Covid-19. Tỷ lệ tiêm chủng cao hơn có thể làm giảm sự lây lan của dịch bệnh, cũng như mức độ nghiêm trọng và thời gian nhiễm bệnh. Điều đó sẽ hạn chế sự hình thành biến chủng mới.

Người đàn ông có siêu kháng thể, tự khỏi bệnh Covid-19 John Hollis được phát hiện có "siêu kháng thể" trong máu giúp miễn dịch với Covid-19. Ngay cả khi pha loãng đến 10.000 lần, máu của ông vẫn có thể tiêu diệt được 90% virus.

Cách thị trấn ở Đài Loan đánh bại biến chủng Delta

Thành công của thị trấn nghèo Phương Sơn ở Đài Loan trong việc dập tắt biến chủng Delta được cho là hình mẫu để nhiều nơi khác noi theo trong cuộc chiến với Covid-19.

Mỹ phong tỏa căn cứ không quân ở Ohio

Một căn cứ của Không quân Mỹ ở bang Ohio đã bị phong tỏa khẩn cấp sau khi có báo cáo về một tay súng. Lực lượng phản ứng nhanh được triển khai tại hiện trường.

Lê Ngọc

Bạn có thể quan tâm