Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ảnh tự sướng: Thích chụp nhưng ghét xem

Nhiều người cho rằng chụp hình tự sướng gây ra một vài ảnh hưởng tiêu cực như ảnh hưởng xấu đến lòng tự trọng, giả tạo khi tạo ra hình ảnh không chân thực của một ai đó.

Tháng 1 vừa qua, hai nhà nghiên cứu Sarah Diefenback và Lara Christoforakos đến từ đại học Ludwig Maximilians, Munich, Đức đã công bố một bài báo khoa học trên tờ Frontiers in Psychology. Bài báo có tiêu đề: “Nghịch lý của ảnh tự sướng: Không ai thực sự thích chúng nhưng mỗi người đều có lý do để chụp tự sướng”.

Trong số 238 người được khảo sát, 77% nói rằng họ đã selfie ít nhất một lần trong một tháng, 49% cho biết họ nhận được một bức ảnh selfie ít nhất một lần một tuần. Dù vậy, có 2% số người được hỏi lại không muốn nhìn thấy ảnh tự sướng xuất hiện nhiều trên phương tiện truyền thông xã hội.

Nhiều người đồng ý quan điểm cho rằng chụp hình tự sướng gây ra một vài ảnh hưởng tiêu cực. Họ nghĩ ảnh selfie có thể tác động xấu đến lòng tự trọng, giả tạo khi tạo ra hình ảnh không chân thật của một ai đó.

hinh selfie gay kho chiu anh 1
90% người được khảo sát cho rằng hình tự sướng của người khác chủ yếu chỉ để quảng cáo bản thân họ, trong khi suy nghĩ tương tự về hình bản thân chỉ là 46%. Ảnh: Thenextweb.

Nhằm giúp hiểu rõ sự khác biệt giữa suy nghĩ của con người về ảnh tự sướng của bản thân so với người khác, bài nghiên cứu cung cấp thông tin: 90% người tham gia khảo sát nghĩ ảnh selfie của người khác như cách tự quảng cáo họ, nhưng con số nghĩ tương tự như vậy về ảnh tự sướng bản thân chỉ là 46%.

Những con số trên cho thấy một thực tế, phần nhiều trong chúng ta đều thích chụp hình tự sướng nhưng không ai thực sự thích nhìn những hình ảnh đó.

Đa số người tham gia khảo sát còn cho rằng ảnh selfie của mình chân thực, đồng thời có ý nghĩa sâu sắc hơn so với ảnh selfie của người khác. Tuy nhiên, chỉ 13% đồng ý ảnh tự chụp của người khác cũng mang ý nghĩa nào đó.

Theo The Next Web, cuộc khảo sát được tổ chức trực tuyến với câu trả lời của người tham gia đến từ Thụy Sĩ, Áo và Đức. Các nhà nghiên cứu thừa nhận họ chỉ chủ yếu tập trung vào người tham gia từ châu Âu, đồng thời cần có cuộc khảo sát nhiều khu vực khác nhau trên thế giới để có cái nhìn khách quan hơn.

 


Đại Việt

Bạn có thể quan tâm