Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hình ảnh cụ ông ‘ăn hang ở lỗ’ trong cơn lũ

Ông lão 80 tuổi, người một thời sống trong hang đá gần 30 năm, lủi thủi ngồi ở góc nhà ngồi nhìn người con xắt từng miếng măng rừng cho vào nồi nấu bữa chiều, mắt thỉnh thoảng ngóng về núi rừng bạt ngàn xa xăm.

Người con dâu ngồi cạnh bếp lửa đun nồi măng, thỉnh thoảng bón cho đứa con gần 2 tuổi từng thìa cơm trắng lõng bõng toàn nước. Gạo trong nhà chỉ đủ cho 2 ngày ăn, bữa ăn hằng ngày còn lại là rau và măng rừng không có mắm, muối, gia vị. Sống ở giữa "rốn nghèo", gia đình ông Cao Chờn ở bản Ón, một trong ba bản (bản Ón, bản Yên Hợp, bản Mò O Ồ Ồ) của đồng bào người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, những ngày này đang bị cô lập giữa núi rừng bạt ngàn bởi con đường vào bản đã bị ngập sâu gần 5m, chạy dài gần 2km.

Đường vào nhà người từng "ăn hang ở lỗ" Cao Chờn, từ xã Thượng Hóa vào bản Ón phải ngồi 2 lần đò.
Hết chuyến đò, con đường vào gần 7km dốc khúc khuỷu, hai bên sừng sững vách đá.
Mặt đường nhấp nhô những tảng đá, sỏi, suốt chặng đường vào là những hình ảnh cây rừng, cột điện đổ sập chắn ngang.
Ông Cao Chờn sống với hai vợ chồng người con trai và đứa cháu tại một căn nhà được Nhà nước hỗ trợ xây từ năm 2002.
Là một trong 65 hộ nghèo trên tổng số 70 hộ của bản Ón, mỗi tháng gia đình ông Cao Chờn vẫn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước.
Gạo trong nhà chỉ đủ cho 2 ngày ăn, những bữa ăn hằng ngày còn lại là rau và măng rừng không có mắm, muối, gia vị.
Bát cơm trắng lõng bõng toàn nước, người con dâu Cao Thị Kèm xúc từng thìa bón cho đứa con chưa đầy 2 tuổi Cao Thị Thang ăn cho qua bữa trưa.

Nồi măng rừng sau khi thái mỏng, cho vào nồi cùng một chút nước, không có gia vị, được nấu chín để chuẩn bị cho bữa tối của gia đình.
Một góc nơi sinh hoạt ngủ-nghỉ trong ngôi nhà của gia đình ông Cao Chờn.
Trong nhà chỉ có 2 chiếc "giường" được kê bằng những tấm ván gỗ.
Cuộc sống của gia đình ông Cao Chờn chủ yếu là tự cung, tự cấp trồng cây ngô, cây sắn... và sống dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của nhân dân ở khắp mọi nơi.
Tộc người Rục được bộ đội biên phòng phát hiện vào tháng 5/1959. Khi đó, họ chuyên sống trong các hang đá, kiếm ăn như người nguyên thủy.
Hiện nay, đồng bào người Rục có hơn 600 người, được định cư tại huyện Minh Hóa, xã Thượng Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, cuộc sống của họ còn rất nhiều khó khăn do vẫn quen khai thác chủ yếu từ tự nhiên.

 

Theo Lao Động

Bạn có thể quan tâm