Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hiểm họa và cơ hội của Obama

Tính cách và hình ảnh của các Tổng thống đương nhiệm, cũng như những thành công và thất bại trong thời gian cầm quyền là yếu tố chính quyết định liệu họ có thể tiếp tục ứng cử và tái cử hay không.

Hiểm họa và cơ hội của Obama

Tính cách và hình ảnh của các Tổng thống đương nhiệm, cũng như những thành công và thất bại trong thời gian cầm quyền là yếu tố chính quyết định liệu họ có thể tiếp tục ứng cử và tái cử hay không.

>>  Bill Clinton cho rằng Obama dễ dàng tái đắc cử
>>  Putin gặp Obama tại Hội nghị G20
>>  Obama không bao giờ quên bài học chiến tranh Việt Nam

Kể từ năm 1789, nước Mỹ trải qua 56 cuộc bầu cử Tổng thống. Tổng thống đương nhiệm tái đắc cử 30 lần và 10 cuộc bầu cử, họ thất cử.

Lịch sử gần đây liên tục cho thấy những nguy hiểm mà Tổng thống đương nhiệm thường phải đối mặt trước cuộc bầu cử mới. Tổng thống Harry Truman, người lẽ ra vận động tái tranh cử Tổng thống lần 2 năm 1952 nhưng phải đối mặt với thất bại gần như chắc chắn và ông chọn rút lui khỏi cuộc tranh cử năm ấy. Lyndon Johnson từ bỏ ý định tái tranh cử năm 1968 khi sự ủng hộ cho cuộc chiến tranh Việt Nam sút giảm trầm trọng. Khi Gerald Ford nỗ lực trụ lại Nhà Trắng năm 1976, ông bị đánh bại bởi Jimmy Carter. Bốn năm sau đó, Carter lại thất cử trước Ronald Reagan. Phó Tổng thống của Reagan, George H.W. Bush thắng cử Tổng thống năm 1988 nhưng sau đó lại thua Bill Clinton năm 1992. Trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm đó, Tổng thống Bush chỉ nhận được 37% số phiếu phổ thông.

Nhìn chung, tính cách và hình ảnh của các Tổng thống đương nhiệm, cũng như những thành công và thất bại trong thời gian cầm quyền là yếu tố chính quyết định liệu Tổng thống đó có thể tiếp tục ứng cử và tái cử hay không. Cuộc bầu cử năm nay cũng không phải ngoại lệ. Trên hết, cuộc bầu cử này sẽ là một cuộc trưng cầu dân ý về nhiệm kỳ vừa qua của Tổng thống Barack Obama.

Ông Barack Obama gặp nhiều thách thức trong nỗ lực tái cử.

Ứng cử viên Đảng Cộng Hòa ông Mitt Romney chuẩn bị "công bố thành tích" của bản thân như là một nhà điều hành kinh doanh thành công, vị cứu tinh của Thế vận hội mùa Đông ở thành phố Salt Lake, Thống đốc bang Massachusetts... Đồng thời, ông chỉ trích Obama điều hành kinh tế một cách sai lạc và làm tăng thâm hụt ngân sách lên mức kỉ lục. Ông mô tả kế hoạch cải cách hệ thống y tế là “nền y tế bị xã hội hóa” hay “sự tiếp quản của Chính phủ” đối với ngành y tế. Họ cũng sẽ miêu tả chính sách đối ngoại của Obama là yếu, thiếu định hướng và vẽ ra hình ảnh Obama - như Mitt Romney vẫn thường nói - là một “người đi xin lỗi” cho nước Mỹ.

Đây là thứ quen thuộc mà các ứng cử viên Đảng đối lập thường sử dụng để tấn công Tổng thống đương nhiệm. Nguyên nhân là họ không phải Tổng thống, họ "an toàn" trước các cuộc phản công và đẩy Tổng thống đương nhiệm vào thế phòng thủ.

Ngược lại, Tổng thống đương nhiệm chắc chắn không chịu ngồi yên "lĩnh đòn". Trong thực tế, thời gian nắm quyền cung cấp cho Tổng thống rất nhiều lợi thế. Thứ nhất là kinh nghiệm. Mỗi Tổng thống đương nhiệm đều gắn cho đối thủ của mình cái mác là không có kinh nghiệm, không sẵn sàng đối phó với khó khăn khi trở thành Tổng thống. Trong cuộc bầu cử này, Mitt Romney nói về chính sách đối ngoại cứng rắn hơn nhưng ông Obama khẳng định, ông hành động thực sự và nhắc nhở người Mỹ về thành công của ông trong việc tiêu diệt Osama bin Laden.

Luật pháp Mỹ quy định rằng, những người thuộc biên chế trong Chính phủ không được tham gia các chiến dịch chính trị. Nhưng ranh giới giữa Chính phủ và chính trị là rất mong manh nên sự cấm đoán này phần lớn là không thể thực thi. Tổng thống dẫn đầu nhánh hành pháp với hàng triệu nhân viên. Đội ngũ nhân viên của ông trong Nhà Trắng bao gồm hàng trăm người trung thành tận tụy với Tổng thống, tất cả họ sẽ mất việc nếu Tổng thống bị đánh bại. Bảo đảm Tổng thống đương nhiệm tái đắc cử trở thành ưu tiên cao nhất của những người này và họ sẽ làm bất cứ điều gì có thể để kéo sự ủng hộ về phía Tổng thống.

Tổng thống thường có 3 lợi thế khác trong các kì bầu cử. Một trong số đó là Không lực số 1, chiếc Boeing 747 của riêng Tổng thống. Tổng thống có thể bay tới bất cứ đâu và bất cứ khi nào trên nước Mỹ hay trên thế giới với chi phí của Chính phủ. Đối thủ Tổng thống sẽ phàn nàn rằng Tổng thống đang sử dụng ngân sách nhà nước cho cá nhân nhưng không có cách nào để thay đổi điều đó. Tổng thống phải làm công việc của họ và thường thì đó là hình thức tốt nhất của vận động tranh cử.

Lợi thế thứ 2 của Tổng thống đương nhiệm là thu hút chú ý của các phương tiện truyền thông. Tổng thống là người nổi tiếng nhất ở Mỹ. Khi Tổng thống thực hiện bất cứ hoạt động nào như đọc diễn văn, họp báo, ra tuyên bố, tổ chức dạ tiệc... các phương tiện truyền thông ngay lập tức đưa tin. Trong khi đó, đối thủ Tổng thống phải tự mình thu hút sự chú ý của dư luận.

Yếu tố nổi tiếng cũng giúp Tổng thống có được lợi thế thứ 3: huy động vốn. Một vài Tổng thống thường là ông trùm về khả năng tài chính. Các chiến dịch tranh cử Tổng thống ở Mỹ thường rất tốn kém. Tất cả số tiền này đều xuất phát từ cá nhân. Kết quả cuộc bầu cử thường được định hình trên lượng tiền một ứng cử viên bỏ ra và sử dụng nó một cách hiệu quả. Quần chúng thường muốn nhìn và nghe Tổng thống của họ nói và họ muốn được nhìn với Tổng thống. Họ sẽ đóng góp cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống.

Tin, bài đang được quan tâm

>>  Trung Quốc phản đối Mỹ tăng quân ở châu Á -Thái Bình Dương
>>  DDG-1000: siêu chiến hạm tàng hình khắc chế Trung Quốc
>> 
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Việt tăng cường hợp tác New - Zing News - Tin mới 24h
>>  Iran dọa giáng 'sấm sét’ vào Israel
>> 
BAE Systems - tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới
>> 
Hôm nay mặt trăng 'to' hơn 16%

 Theo VietnamWeek

 Theo VietnamWeek

Bạn có thể quan tâm