Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hành trình ý nghĩa mang nước sạch về nông thôn

Với hệ thống máy lọc nước được trao tặng, "Nước sạch cho em" tạm khép lại mùa đầu tiên nhưng đã mở ra cuộc sống mới cho học sinh của 21 trường tiểu học mà chương trình đi qua.

Chương trình Nước sạch cho em tạm khép lại mùa đầu tiên với 21 trường tiểu học được trao tặng hệ thống máy lọc nước tiên tiến, cải thiện tình trạng thiếu nguồn nước uống vốn luôn là nỗi ám ảnh của những vùng khát. 

21 tập phát sóng đều đặn vào mỗi 16h45 chủ nhật hàng tuần (kênh Let’s Viet), 21 nhân vật cùng những câu chuyện chân thực nhất đã lay động hàng triệu con tim khán giả truyền hình.

Lần lượt TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hà Nội, Bình Phước, Đắk Lắk và Đà Nẵng là các điểm dừng chân trên suốt hành trình Nước sạch cho em đã đi qua. 

Ở hầu hết địa phương này, người dân vẫn còn phải chịu cảnh uống nước mưa, nước giếng, nước lấy từ sông suối mỗi ngày. Dẫu biết các nguồn nước kể trên đều bị nhiễm phèn, nhiễm mặn và chứa nhiều độc tố, nhưng họ vẫn sử dụng vì không có lựa chọn nào tốt hơn. Không ít người chật vật với miếng cơm manh áo, nhưng phải chắt chiu từng đồng để mua nước sạch, đời sống bà con cũng theo đó mà càng trở nên khó khăn.

Mùa khô, đất nứt nẻ, nước ở ao đìa đều cạn kiệt, còn nước sông thì đầy rong rêu... Các em học sinh trường Tiểu học Tân Phú Đông (Tân Phú Đông, Tiền Giang) lẫn người dân nơi đây hằng ngày phải đối diện với việc thiếu nước ngọt trầm trọng.
Mùa khô, đất nứt nẻ, nước ở ao đìa đều cạn kiệt, còn nước sông thì đầy rong rêu. Các em học sinh tiểu học Tân Phú Đông (Tân Phú Đông, Tiền Giang) lẫn người dân nơi đây hàng ngày phải đối diện với việc thiếu nước ngọt trầm trọng.

Như tại cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang), phần lớn nguồn nước đều bị ngập mặn nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế lẫn sinh hoạt của mọi người. Hệ thống thủy cục duy nhất kéo từ tỉnh về thì lại chỉ được sử dụng 3 tiếng/ngày ở đường cái, bà con buộc phải thay nhau hứng từng dòng nước ít ỏi, nhưng vẫn không đủ.

Đồng cảnh ngộ với huyện Tân Phú Đông, người dân xã Hòa Phú (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cũng lao đao vì tìm nguồn nước uống.
Đồng cảnh ngộ với huyện Tân Phú Đông, người dân xã Hòa Phú (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cũng lao đao vì tìm nguồn nước uống.

Đồng cảnh ngộ, người dân xã Hòa Phú (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cũng lao đao vì tìm nguồn nước uống. Anh Lâm - một người dân cư trú tại đây cho biết nguồn nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ giếng khoan phía sau nhà, cả nhà anh thường hứng nước mưa để uống, đôi khi phải mua thêm nếu thiếu hụt.

Còn gia đình em Hà Công Hiển (thôn Gốc Báng, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) thì phải sử dụng chung giếng nước với bà con xung quanh. Thế nhưng, giếng đã rất lâu đời, hiện bám đầy rong rêu, nước luôn có màu vàng đục. Chi phí khắc phục hoặc khoan thêm giếng mới lại nằm ngoài tầm tay của mọi người, nên họ đành cam chịu với nguồn nước chung kém vệ sinh này.

 Giếng nước mà gia đình em Hà Công Hiển (thôn Gốc Báng, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) và nhiều hộ dân nơi đây đang sử dụng phủ đầy rong rêu.
Giếng nước mà gia đình em Hà Công Hiển (thôn Gốc Báng, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) và nhiều hộ dân nơi đây đang sử dụng phủ đầy rong rêu.

Phối hợp cùng trung tâm mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim, mục tiêu đặt ra của Nước sạch cho em là giúp các em ở độ tuổi tiểu học có được cơ hội tiếp cận nguồn nước sạch mỗi ngày để đảm bảo điều kiện phát triển thể chất cơ bản nhất; mỗi trường tiểu học được lắp đặt một hệ thống máy lọc với công suất 50 lít/giờ và có bình dự trữ 100 lít, sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của học sinh.

 Lễ trao tặng hệ thống máy lọc nước ở trường Phú Thuận (An Giang) – Một trong 21 địa điểm mà chương trình ghé thăm.
Lễ trao tặng hệ thống máy lọc nước ở trường Phú Thuận (An Giang), một trong 21 địa điểm mà chương trình ghé thăm.

Tại buổi lễ trao tặng hệ thống máy lọc nước, những người làm chương trình lặng lẽ lau nhanh giọt nước mắt hạnh phúc khi phần nào thực hiện hóa ước mơ của thầy trò trường tiểu học Phú Thuận (An Giang), khi nhìn các em học sinh háo hức xếp hàng để chờ đợi những cốc nước trong lành trong ngày hội nước sạch. 

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc TTMS Nguyễn Kim, chi nhánh Long Xuyên xúc động chia sẻ: "Khi nhìn thấy các em thiếu nước uống, tuổi thơ của tôi lại sống dậy, tôi nghĩ đó không chỉ là ước mơ của các em mà còn là giấc mơ của chính mình. Tôi thật sự rất vui khi được đồng hành cùng chương trình truyền hình thực tế đầy ý nghĩa như thế này. Hy vọng qua thông qua chương trình, các em học sinh Phú Thuận nói riêng và khán giả cả nước nói chung, sẽ cùng nhau bảo vệ nguồn nước xung quanh để có cuộc sống tốt đẹp hơn".

 Thầy trò trường Tiểu học Phú Thuận (An Giang) vui mừng uống những giọt nước đầu tiên do chương trình trao tặng.
Thầy trò tiểu học Phú Thuận (An Giang) vui mừng uống những giọt nước đầu tiên do chương trình trao tặng.

Vẫn còn đó rất nhiều nơi mà Nước sạch cho em chưa kịp ghé qua. Ngoài sự hỗ trợ từ Trung tâm mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim, Lasta Multimedia và Sở Giáo dục địa phương, chương trình tiếp tục nhận được sự sẻ chia sâu rộng, sự chung tay góp sức của khán giả gần xa để không chỉ dừng lại ở số 21 mà còn tiếp tục kéo dài hơn nữa, để giấc mơ về nước sạch cùng bao niềm mong mỏi khác của các em nhỏ mọi miền đất nước sớm được thỏa nguyện.

Sơn Trà

Bạn có thể quan tâm