Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hành trình vượt cửa tử của bé gái mắc bệnh Kawasaki

Bé gái được chẩn đoán mắc bệnh Kawasaki, từng rơi vào nguy kịch, có thời điểm ngưng tim đã sống sót thần kỳ và đón sinh nhật lần thứ 3.

Bé Bella từng rơi vào nguy kịch, ngưng tim do bệnh Kawasaki. Ảnh: Independent.

Abby Hessey, 26 tuổi, sống ở Bicester, Oxfordshire (Anh), cho biết 3 năm trước, khi con gái Bella (11 tháng tuổi) được chuyển đến bệnh viện, các bác sĩ đã gần như bỏ cuộc và đề nghị cô chuẩn bị tinh thần cho ngày cuối cùng ở bên con gái.

Tuy nhiên, điều kỳ tích đã xảy ra. Vượt qua giai đoạn nguy kịch và được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa, cô bé Bella đang sống một cuộc sống bình thường.

Chia sẻ trên Independent, Abby nói: "Sau những gì diễn ra, sống một cuộc sống bình thường hiện tại đã là điều tuyệt vời".

Trước đó, bé Bella chào đời sớm hơn một tháng so với dự định nhưng khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi được 11 tháng tuổi, trẻ bắt đầu nổi mẩn đỏ khắp người và bỏ ăn uống.

Chị Abby đã nhiều lần đưa con gái đến Bệnh viện Đa khoa Horton ở Banbury, Oxfordshire. Ban đầu, Bella bị chẩn đoán bị nhiễm trùng tai và họng. Mãi đến lần khám bệnh thứ 4, Abby mới được thông báo rằng con gái mình mắc bệnh Kawasaki. Abby gần như chết lặng khi nhận được tin.

Theo NHS Blood and Transplant (NHSBT), căn bệnh này có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Kawasaki là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mắc phải ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Anh.

Theo Mayo Clinic, không ai biết nguyên nhân gây ra bệnh Kawasaki, nhưng các nhà khoa học không cho rằng căn bệnh này lây từ người sang người.

be gai bi benh Kawasaki anh 1

Chị Abby và con gái Bella. Ảnh: Independent.

Bé Bella tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện John Radcliffe, một bệnh viện giảng dạy đại học lớn ở Oxford, Anh để tiêm immunoglobulin - thuốc dùng để điều trị bệnh Kawasaki. Tình trạng cô bé cải thiện rõ rệt.

Abby đưa con gái Bella đi kiểm tra hai tuần sau đó và được thông báo rằng bé cần một liều globulin miễn dịch khác - dung dịch kháng thể lấy từ những người hiến tặng khỏe mạnh - vì căn bệnh này vẫn chưa được "chữa khỏi hoàn toàn".

Tuy nhiên, vào thời điểm này, các biến chứng về tim của Bella đã trở nên tồi tệ hơn. Chứng phình động mạch diễn biến ngày một nghiêm trọng. "Các động mạch của Bella lẽ ra phải có đường kính 1-2 mm, nhưng đã phình to đến 14 mm", người mẹ trẻ giải thích.

Tình trạng bé tiếp tục diễn biến xấu, buộc chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Southampton để cấp cứu. "Chúng tôi đã khóc và nghĩ rằng có lẽ sẽ không thể gặp lại con gái bé bỏng của mình”, Abby kể.

Bella nằm viện khoảng ba tuần và trong tuần đầu tiên, bé đột ngột ngừng tim.

"Trong căn phòng riêng nhỏ bé, có lẽ 30 người đã cố gắng giúp tim của con bắt đầu hoạt động trở lại. Thậm chí, bác sĩ đã đến gặp chúng tôi và thông báo về sự chuẩn bị cho ngày cuối cùng ở bên con gái", Abby nhớ lại.

Nhưng phép màu đã xảy ra. Bé Bella vượt qua giai đoạn nguy kịch và hồi phục ngoạn mục. Cô bé đang sống một cuộc sống bình thường, khỏe mạnh và chỉ dùng hai loại thuốc.

Kết quả chụp chiếu trong những lần tái khám cho thấy chứng phình động mạch của bé đã thu nhỏ lại và không còn cục máu đông.

“Là một người mẹ, bạn biết con mình có vấn đề gì. Hãy tìm đến sự chăm sóc y tế và các bác sĩ, bởi suy cho cùng, chính con bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những lựa chọn này", Abby nói.

Cô cũng sẽ khuyến khích mọi người hiến tặng huyết tương, bởi vì globulin miễn dịch, một loại thuốc làm từ huyết tương, có thể giúp điều trị bệnh Kawasaki.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Mổ tách rời thành công cặp song sinh dính liền ngực và bụng

Hai bé gái song sinh dính liền phần ngực dưới và bụng đã được các bác sĩ ở Mỹ tách rời thành công sau 11 giờ phẫu thuật.

Bích Huệ

Bạn có thể quan tâm