Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hành trình vươn tới sao Hỏa của tàu vũ trụ InSight

Để tàu vũ trụ InSight hạ cánh thành công trên bề mặt sao Hỏa hôm 26/11, các nhà khoa học NASA đã phải tính toán lộ trình của tàu chính xác đến từng giây để tránh sai sót.

Hanh trinh tau vu tru toi sao Hoa anh 1
Được phóng từ Trái Đất ngày 5/5, tàu vũ trụ Mỹ NASA mang tên InSight đã hạ cánh trên sao Hỏa hôm 26/11 sau chuyến hành trình đầy nguy hiểm kéo dài 6 tháng. Để có được thành công lớn này, các nhà khoa học NASA đã phải chuẩn bị và tính toán kỹ lưỡng lộ trình cho InSight chính xác tới từng giây để không xảy ra bất kỳ sơ xuất nào, từ việc thăm dò bầu khí quyển cho tới khi gửi về những bức ảnh đầu tiên.
Hanh trinh tau vu tru toi sao Hoa anh 2
Theo NASA, trước khi hạ cánh khoảng 3 giờ đồng hồ, các nhà khoa học và kiểm soát viên tại NASA phải kiểm tra tình hình thời tiết trên sao Hỏa lần cuối cùng để điều chỉnh thời gian hạ cánh hoặc hướng đi của InSight để tránh các cơn bão bụi sao Hỏa nguy hiểm.
Hanh trinh tau vu tru toi sao Hoa anh 3
14 phút trước khi hạ cánh, robot thám hiểm InSight tách khỏi tàu mẹ chạy bằng năng lượng mặt trời để bước vào bầu khí quyển của sao Hỏa. Từ đây, InSight chuyển sang sử dụng năng lượng pin. 
Hanh trinh tau vu tru toi sao Hoa anh 4
7 phút trước khi hạ cánh, InSight bay vào bầu khí quyển của sao Hỏa với vận tốc gần 20.000 km/giờ. Tàu phải tiến vào ở góc nghiêng 12 độ mới có thể sống sót, bởi nếu bay vào theo chiều thẳng đứng InSight sẽ bốc cháy; còn nếu bay ở góc quá hẹp, tàu sẽ trượt khỏi bầu khí quyển và bắn lại vào khoảng không vũ trụ.
Hanh trinh tau vu tru toi sao Hoa anh 5
3 phút 7 giây trước khi hạ cánh, InSight mở dù và nhanh chóng giảm tốc độ ở độ cao khoảng 11 km so với bề mặt sao Hỏa. 
Hanh trinh tau vu tru toi sao Hoa anh 6
Sau đó, khoảng 2 phút 52 giây trước khi hạ cánh, tàu vũ trụ của NASA thả tấm chắn nhiệt đã bị hỏng hóc sau quá trình bay qua bầu khí quyển. So với các tàu trước đó, lá chắn nhiệt của InSight dày hơn để đề phòng trường hợp tàu phải bay qua lớp bụi dày.
Hanh trinh tau vu tru toi sao Hoa anh 7
Quá trình bỏ tấm chắn mất khoảng 10 giây. 2 phút 42 giây trước khi hạ cánh, InSight mở rộng 3 chân chống giảm sốc và bật radar cảm biến mặt đất. 
Hanh trinh tau vu tru toi sao Hoa anh 8
45 giây trước khi tiếp xúc bề mặt sao Hỏa, InSight tách khỏi tấm vỏ nón gắn với dù và rơi tự do trong không trung khoảng một giây.
Hanh trinh tau vu tru toi sao Hoa anh 9
Ngay sau đó, tàu sẽ bắn 12 quả tên lửa nhỏ để rơi chậm lại và từ từ tiếp đất. Chiếc dù lúc này đã bị bỏ xa lại phía sau.
Hanh trinh tau vu tru toi sao Hoa anh 10
15 giây cuối cùng, tàu bắt đầu hạ cánh với tốc độ chậm khoảng 2,5 mét/giây. 
Hanh trinh tau vu tru toi sao Hoa anh 11
Cuối cùng, tàu InSight tiếp xúc bề mặt sao Hỏa. Tín hiệu vô tuyến từ sao Hỏa đến Trái đất truyền đi với độ trễ khoảng 8 phút 7 giây, do đó các nhà khoa học nhận được kết quả hạ cánh của InSight chậm hơn so với diễn biến trên thực địa.
Hanh trinh tau vu tru toi sao Hoa anh 12
Khoảng 20 phút sau khi hạ cánh để ổn định và làm sạch lớp bui bám, tàu bắt đầu mở các tấm pin năng lượng Mặt Trời. Một vài ngày này InSight sẽ kiểm tra lại các hệ thống trên tàu và chụp ảnh các địa điểm.
Hanh trinh tau vu tru toi sao Hoa anh 13
Những ngày tới đây, dự kiến InSight sẽ thăm dò triệt để, đo đạc chính xác và chụp ảnh khu vực xung quanh. Sau đó, cánh tay robot của tàu sẽ đặt 3 thiết bị khác trên bề mặt sao Hỏa. Máy đo địa chấn sẽ xác định các cơn động đất nếu có, trong khi một đầu dò nhiệt sẽ khoan sâu xuống dưới bề mặt để xác định nhiệt độ bên trong hành tinh này. 

'7 phút kinh hoàng' khi tàu vũ trụ NASA hạ cánh xuống sao Hỏa

Sau 6 tháng du hành ngoài không gian, robot thám hiểm InSight đã hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa trong sự hồi hộp theo dõi của các nhà khoa học NASA.

Tàu vũ trụ NASA hạ cánh xuống sao Hỏa sau chuyến đi 6 tháng

Sau cuộc hành trình dài đầy nguy hiểm, tàu vũ trụ InSight đã hạ cánh an toàn xuống bề mặt sao Hỏa và gửi đi thông báo khiến các nhân viên NASA vỡ òa trong vui sướng.






Hương Ly

Ảnh: NASA

Bạn có thể quan tâm