Apple được sáng lập bởi Steve Jobs và Steve Wozniak vào ngày 1/4/1976 tại Los Altos, California. Ảnh: Reuters.
|
Logo vẽ tay của Apple trong những ngày đầu là tác phẩm của Ronald Wayne - nhà đồng sáng lập thứ ba, người đã sớm rời bỏ Apple trước khi công ty chính thức thành lập với việc bán số cổ phần trị giá 800 USD. Ảnh: Wikipedia.
|
Sản phẩm đầu tiên của công ty Apple I - bo mạch chủ đơn giản gồm bộ xử lý và bộ nhớ được Steve Wozniak tự tay xây dựng. Nó được bán với giá 666,66 USD tại thời điểm ra mắt. Ảnh: Wikipedia.
|
Trong lúc đó, Jobs phụ trách mảng kinh doanh của công ty, chủ yếu là thuyết phục các nhà đầu tư về sự bùng nổ của máy tính cá nhân trong tương lai. Với 250.000 USD vốn góp, triệu phú Mike Markkula đã trở thành cổ đông thứ 3 của Apple trong giai đoạn non trẻ. Ảnh: Digibarn.
|
Ngày 3/1/1977, Apple chính thức được hợp nhất dưới sự điều hành của Michael Scott theo đề xuất từ Markkula bởi ông cho rằng Jobs vẫn còn quá trẻ và thiếu kỷ luật để đảm đương chức vụ này. Đây cũng là năm công ty giới thiệu Apple II - máy tính cá nhân do Wozniak thiết kế và sớm trở thành cơn sốt trên toàn thế giới. Ảnh: Flickr.
|
Phần mềm “đinh” của Apple II – VisiCalc, ứng dụng bảng tính mới đã giúp Apple vượt mặt hai nhà sản xuất máy tính hàng đầu thị trường lúc bấy giờ là Tandy và Commodore. Ảnh: Wikipedia.
|
Từ năm 1978, công ty bắt đầu có văn phòng riêng cùng số lượng nhân viên tăng đáng kể. Từ trái sang phải: Elmer Baum, Mike Markkula, Gary Martin, Andre Dubois, Steve Jobs, Sue Cabannis, Mike Scott và Don Breuner. Đứng phía sau là Mark Johnson. Ảnh: Business Insider.
|
Năm 1980, Apple III được tung ra thị trường với tham vọng cạnh tranh trực tiếp cùng IBM và Microsoft. Các dòng máy tính khác của hãng như Lisa, Apple Macintosh được công ty phát triển theo giao diện đồ họa người dùng nhưng không mấy thành công. Ảnh: AP Photo.
|
Mối quan hệ giữa Jobs và Bill Gates trở nên căng thẳng khi Microsoft tiết lộ cũng đang phát triển giao diện đồ họa người dùng với tên mã Windows. Ảnh: Business Insider.
|
Trải qua cuộc tranh giành chức vị giám đốc điều hành không thành với John Sculley, Jobs rời khỏi Apple và sáng lập NeXT Computer – nơi ông có toàn quyền kiểm soát, tại Redwood City. Ảnh: Flickr.
|
Một Apple không có Jobs kinh doanh khá tốt trong thời gian đầu, song trở nên khó khăn dần vào những năm sau, đặc biệt trong thời điểm Sculley cố chấp sử dụng Apple System 7 thay vì Intel - bộ vi xử lý phổ biến và rẻ nhất lúc bấy giờ. Ảnh: Associated Press.
|
Mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn khi ảnh hưởng của Microsoft tăng vọt với Windows 3.0 đi kèm với các máy tính giá rẻ do Dell và HP sản xuất. Ảnh: Microsoft Archive.
|
Sau khi cho thôi việc Sculley, ban quản trị của Apple tiếp tục thực hiện một vài phép thử với các CEO khác song kết quả không mấy khả quan. Amelio – CEO đương nhiệm quyết định thâu tóm NeXT với giá 429 triệu USD, chính thức đưa Steve Jobs trở lại sau 11 năm vắng bóng. Ảnh: Reuters.
|
Ngày 4/7/1997, Jobs đã thành công trong việc thuyết phục Hội đồng quản trị của công ty thay thế Amelio bằng chính bản thân mình. Ảnh: Reuters.
|
Tháng 8/1997 tại Macworld Expo, bất chấp sự phản đối của người dùng, Apple nhận khoản đầu tư 150 triệu USD từ đối thủ lâu năm - Microsoft. Ảnh: Reuters.
|
Từ đây, Jobs tiếp tục dẫn dắt Apple đi từ thành công này đến thành công khác trong nhiều năm liên tục với sự ra mắt của hàng loạt siêu phẩm như iPhone, iPod, iMac, MacBook… Ảnh: Reuters.
|
Ngày nay, dưới sự chèo lái của Tim Cook, Apple vẫn là công ty có giá trị hàng đầu thế giới. Lịch sử đã chứng minh, “Phượng hoàng” của giới công nghệ là có thật. Ảnh: Reuters.
|