Hành trình 18 tỷ km của tàu thăm dò vũ trụ Voyager 1
Được phóng đi từ 35 năm trước, tàu thăm dò vũ trụ Voyager 1 đã trải qua quãng đường 18 tỷ km, tới ranh giới cuối cùng của hệ mặt trời với không gian bao la, nơi xa nhất mà con người tiếp cận.
Vào thời điểm được thiết kế, hai tàu thăm dò hệ mặt trời thuộc dự án Voyager là Voyager 1 và Voyager 2 được coi là thành tựu vượt bậc của công nghệ chinh phục không gian. Sở hữu hệ thống lò phản ứng hạt nhân kích cỡ nhỏ nhưng nó vẫn đảm bảo cho các tàu Voyager hoạt động liên tiếp nửa thế kỷ, phục vụ hành trình khám phá hệ mặt trời vĩ đại.
Được NASA phóng đi ngày 5/9/1977, Voyager 1 với trọng lượng 722 kg chuyên trách nhiệm vụ khám phá toàn bộ hệ mặt trời và những hành tinh xa xôi trên đường đi của nó. Ngoài việc cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn chi tiết về những hành tinh chưa từng được tiếp cận, Voyager 1 còn giúp xác định chính xác độ lớn của hệ mặt trời, dựa vào quãng đường khổng lồ nó vượt qua.
Ngoài hệ thống lò phản ứng hạt nhân cực mạnh, đủ để cung cấp hoạt động liên tục của con tàu trong 50 năm, Voyager 1 còn sở hữu hệ thống thông tin liên lạc qua sóng radio đặc biệt, cho phép nó chuyền dữ liệu vượt qua hàng tỷ km về trái đất. Sử dụng bước sóng cực dài, radar của Voyager 1 có thể truyền về trái đất lượng dữ liệu tương đương 115,2kb/s.
Tàu thăm dò hệ mặt trời Voyager 1 đang được hoàn tất những chuẩn bị cuối cùng trước khi lắp đặt lên tàu vũ trụ để thực hiện hành trình lịch sử. Cả 2 tàu thăm dò thuộc dự án Voyager đều được lắp ráp và phóng đi từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy tại mũi Canaveral, Florida tháng 9/1977. |
Tên lửa Titan đưa Voyager 1 vào quỹ đạo ngày 5/9/1977, 16 ngày trước khi tàu Voyager 2 được phóng đi với cùng nhiệm vụ. 2 năm sau, Voyager 1 đã vượt qua quãng đường 278.000 km để tới chụp hình sao Mộc trước khi bay qua và ghi lại hình ảnh sao Thổ. |
Bức ảnh Voyager 1 chụp chấm đỏ khổng lồ trên bề mặt sao Mộc. Đây có thể là trung tâm một cơn bão khí gas khổng lồ, tồn tại suốt hơn 300 năm qua trên bề mặt sao Mộc. Những điểm trắng là loại mây khác, được cho là hình thành từ những năm 1940. |
Vòng tròn bao quanh sao Mộc hoàn toàn không thể nhìn thấy từ trên trái đất. Được tạo thành từ bụi và thiên thạch do lực hút của sao Mộc, có cấu trúc tương tự với vòng tròn bao quanh sao Thổ và sao Diêm Vương, đây là lần đầu tiên vòng tròn này lộ diện với con người. |
Hình đĩa bụi khổng lồ bao quanh sao Thổ được Voyager 1 chụp lại ngày 21/8/1981, với đường kính 2,5 triệu dặm. |
Hai mặt trăng Triton và Neptune của sao Hải Vương được tàu thăm dò Voyager 1 chụp ảnh. Triton là khối cầu nhỏ hơn hình lưỡi liềm, nhìn giống với mặt trăng trên trái đất. |
Sao Mộc và những mặt trăng của nó bao gồm Europa, Ganymede và Callisto được chụp lại bởi tàu thăm dò Voyager 1. |
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến đĩa vàng Voyager trên các tàu thăm dò. Được thiết kế chuyên dụng, đĩa vàng mang đầy đủ thông tin số hóa về trái đất và những dạng sống của nó. Ngoài ra, đĩa vàng còn mang những âm thanh trái đất, bao gồm lời phát biểu của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và Tổng thống Mỹ thời điểm đó cùng bài hát của cá voi, tiếng trẻ em khóc, tiếng sóng vỗ bờ và những tác phẩm âm nhạc kinh điển. |
Tính tới thời điểm hiện tại, các tàu thăm dò hệ mặt trời Voyager 1 và Voyager 2 đang tạo ra những kỷ lục, với khoảng cách lần lượt là 18 tỷ km và 15,5 tỷ km so với mặt trời. Thiết kế đột phá giúp các tàu Voyager trở thành cỗ máy nhân tạo di chuyển xa nhất trong không gian mà con người từng chế tạo. |
Trịnh Duy
Theo Infonet