Suy thoái kinh tế là tình trạng sụt giảm kinh tế kéo dài trong nhiều tháng. Diễn biến này chịu ảnh hưởng từ chiến tranh, bệnh dịch, xung đột chính trị,… trên toàn cầu. Hiện nay, các dấu hiệu cảnh báo về một cuộc suy thoái liên tiếp đang dần xuất hiện ở nhiều khu vực trên thế giới.
Rủi ro suy thoái gia tăng trong năm 2022
Dù được dự báo khả quan trong cuối năm 2021, Ngân hàng Thế giới (World Bank) giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 2,9% trong ngày 7/6. Chủ tịch World Bank David Malpass chia sẻ: “Những cuộc khủng hoảng liên tiếp đang ảnh hưởng nặng nề đến đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Chúng bao gồm đại dịch Covid-19, lạm phát, và khủng hoảng Nga - Ukraine”.
Cụ thể, chiến sự Nga - Ukraine khiến giá năng lượng và lương thực leo thang tại châu Âu nói riêng và toàn cầu nói chung. Các lệnh trừng phạt kinh tế từ tổng thống Vladimir Putin, bao gồm cắt giảm nguồn cung khí đốt đến các nước châu Âu, có thể khiến Đức - nền kinh tế lớn nhất châu lục - mất 238 tỷ USD trong 2 năm tới. Dự kiến, giá dầu sẽ duy trì trên 100 USD/thùng và giá xăng tăng ít nhất 50% trong năm 2022.
Nhiều biến động kinh tế - xã hội thúc đẩy nguy cơ suy thoái thị trường trong năm 2022. |
Giá cả gia tăng cũng dẫn đến áp lực lạm phát tại nhiều quốc gia. Vào ngày 5/5, Ngân hàng Trung ương Anh phát cảnh báo về nguy cơ đối mặt với “thảm họa kép” do lạm phát 2 con số và nền kinh tế suy thoái. Riêng tại Mỹ, con số lạm phát chạm đỉnh trong vòng 40 năm qua. Các chuyên gia ước tính có đến 15% khả năng nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới và 35% trong vòng 24 tháng tới.
Đó là chưa kể đến sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của biến chủng Omicron tại Trung Quốc - một trong những nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Quốc gia này đã phát lệnh phong tỏa từ tháng 3 để phòng chống dịch bệnh, khiến doanh số tiêu dùng giảm đến 3,5%.
Không nằm ngoài vùng ảnh hưởng, cơn sóng rủi ro suy thoái dần lan đến Việt Nam. Giá dầu leo thang khiến chi phí sản xuất gia tăng và ảnh hưởng gián tiếp đến giá hàng hóa và dịch vụ ăn uống.
Nhiều tổ chức trong và ngoài nước đều nhận định áp lực lạm phát đang lớn dần và có khả năng tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm 2022 sẽ nằm ở mức 4% hoặc tăng nhẹ.
Những tác động lên thị trường chứng khoán
Rủi ro suy thoái cũng đang tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán trong và ngoài nước. Áp lực lạm phát khiến thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh trong tháng 5, với mức giảm chạm ngưỡng -20%. Riêng tại Việt Nam, chỉ số VN-Index giữa tháng 5 giảm đến 24%, thuộc top 3 thị trường chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới.
Chứng khoán Việt chứng kiến nhiều phiên rung lắc mạnh thời gian qua. |
Không chỉ chịu áp lực giảm đồng pha với thế giới, thị trường chứng khoán Việt còn chịu tác động từ việc chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động thao túng thị trường chứng khoán trong nước, khiến dòng vốn ngắn hạn rút mạnh khỏi thị trường.
Trước rủi ro suy thoái, Chứng Khoán Phú Hưng - trực thuộc Tập đoàn tài chính Phú Hưng - khuyến nghị nhà đầu tư nên thực hiện 3 điều. Đầu tiên, cần giữ bình tĩnh và theo dõi diễn biến thị trường. Khi gặp phải khủng hoảng, đa số nhà đầu tư thường hoang mang lo sợ. Tuy nhiên trong khó khăn luôn có giải pháp. Việc đứng ngoài cơn hoảng loạn sẽ giúp nhà đầu tư quan sát và điều chỉnh chiến lược tốt hơn.
Thứ hai, nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư. “Đừng bỏ hết trứng vào một giỏ” là nguyên tắc nên áp dụng lúc này. Việc phân chia danh mục đầu tư sẽ giúp giảm thiểu rủi ro. Nhà đầu tư có thể phân bổ vào nhiều nhóm tài sản khác nhau như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu…
Cuối cùng, nên đầu tư theo từng giai đoạn. Vào thời điểm này, bạn không nên đầu tư cùng một lúc vì tính rủi ro sẽ cao hơn. Thay vào đó, tùy khả năng chịu đựng rủi ro, bạn có thể đầu tư theo từng giai đoạn hoặc chia nhỏ số vốn đầu tư.
Chứng khoán Phú Hưng - PHS có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ nhà đầu tư. |
Đứng trước rủi ro suy thoái, triển vọng của thị trường chứng khoán trở thành câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Câu trả lời sẽ được hé lộ trong hội thảo đầu tư trực tuyến “Rủi ro đầu tư đang gia tăng - Chúng ta cần hành động thế nào?”, diễn ra vào 15h ngày 8/7 qua ứng dụng Zoom, hoặc trên fanpage và kênh YouTube của Chứng khoán Phú Hưng - PHS.
Với format thảo luận mở (open discuss) sôi nổi, các vấn đề đầu tư và rủi ro suy thoái sẽ được đưa ra với góc nhìn đa chiều. Nhà đầu tư cũng được nhận lời khuyên nhằm phát triển kế hoạch đầu tư thích hợp với diễn biến thị trường. Ngoài ra, nhà đầu tư tham dự còn có cơ hội nhận các phần quà, e-vouchers hấp dẫn. Đăng ký tham gia tại đây.
Chứng khoán Phú Hưng là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, có 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam. Hoạt động theo tôn chỉ “Mang thành công đến cho nhà đầu tư”, chứng khoán Phú Hưng từng bước hoàn thiện và nâng cấp các sản phẩm dịch vụ, tạo điều kiện để nhà đầu tư gia nhập thị trường một cách đơn giản và hiệu quả thông qua các nền tảng giao dịch của công ty.
Bình luận