Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hành tinh sống sót kỳ diệu sau vụ nổ ngôi sao chủ

Một hành tinh giống Mộc tinh nằm cách Trái Đất 520 năm ánh sáng có thể đã sống sót sau khi ngôi sao chủ của nó phát nổ.

Tương tác giữa hai ngôi sao có thể đã giúp Halla sống sót sau một vụ nổ. Ảnh: Keck Observatory.

Theo CNN, hành tinh khí trên được đặt tên là Halla sau khi được các nhà thiên văn học Hàn Quốc phát hiện lần đầu vào năm 2015. Tên gọi này dùng để chỉ một nơi linh thiêng hay ngọn núi cao nhất ở Hàn Quốc.

Hành tinh này quay quanh một ngôi sao khổng lồ với tên gọi Baekdu, có kích thước lớn hơn Mặt Trời, thuộc chòm sao Ursa Minor. Halla quay quanh Baekdu ở khoảng cách khoảng 0,46 đơn vị thiên văn (68,8 triệu km). Ngoài ra, Halla được coi là “Mộc tinh nóng”, một phân loại dành cho các ngoại hành tinh có kích thước tương tự Mộc tinh nhưng sở hữu nhiệt độ cao hơn.

Các nhà thiên văn học tin rằng Halla đã “sống sót” sau khi ngôi sao của nó trải qua quá trình chuyển đổi dữ dội. Các quan sát về hành tinh chủ Baekdu được thực hiện bằng cách sử dụng Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh của NASA.

Trong đó, các nhà khoa học thấy rằng ngôi sao đang đốt cháy nguồn cung heli ở lõi vì nó dường như đã không còn hydro.

“Sự biến mất của một ngôi sao thường gây ra hậu quả thảm khốc đối với các hành tinh quay quanh. Khi cạn kiệt hydro trong lõi, ngôi sao sẽ phồng lên gấp 1,5 lần khoảng cách quỹ đạo hiện tại của các hành tinh, hoàn toàn nhấn chìm chúng trước khi co lại về kích thước như hiện tại”, Tiến sĩ Dan Huber tại Đại học Sydney cho biết.

Giờ đây, các nhà thiên văn học đang cố gắng xác định vấn đề tồn tại của hành tinh sau khi ngôi sao chủ phát nổ. Các nhà khoa học tin rằng những hành tinh khí khổng lồ quay quanh các ngôi sao chủ của chúng ở khoảng cách xa hơn trước khi di chuyển đến gần hơn.

Tuy nhiên, trường hợp của Halla lại có một số điểm khác biệt. Theo các nhà nghiên cứu, hành tinh này có thể chưa bao giờ phải đối mặt với bất kỳ nguy hiểm nào ngay từ đầu.

“Chúng tôi không nghĩ rằng Halla có thể sống sót khi bị hấp thụ bởi một ngôi sao khổng lồ đỏ đang mở rộng”, Tiến sĩ Dan Huber nói thêm.

Những câu hỏi lớn - Vũ trụ

Sách đề cập đến những vấn đề cơ bản trong khoa học tự nhiên, dưới hình thức thảo luận 20 câu hỏi về thiên văn và vũ trụ như: Vũ trụ là gì? Vũ trụ rộng lớn thế nào? Vì sao các hành tinh luôn bay theo quỹ đạo?...

Tiểu hành tinh to bằng tượng Nữ thần Tự do vừa vụt qua Trái Đất

Chiều 28/6, tiểu hành tinh 2013 WV44, dài hơn 90 m và di chuyển với tốc độ 11,8 km/s, bay qua nhưng không ảnh hưởng gì đến Trái Đất.

Hàng trăm triệu hành tinh có thể tồn tại sự sống trong Dải Ngân Hà

Theo nghiên cứu mới, có 1/3 số hành tinh nằm trong khu vực được gọi là Goldilocks, nơi về mặt lý thuyết có thể tồn tại nước ở dạng lỏng, cùng với tiềm năng cho sự sống.

Phát hiện hành tinh dị biệt ngoài hệ Mặt trời

Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh lớn bất thường quay quanh một ngôi sao nhỏ, nằm cách Trái Đất khoảng 280 năm ánh sáng.

Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm