Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng trăm triệu hành tinh có thể tồn tại sự sống trong Dải Ngân Hà

Theo nghiên cứu mới, có 1/3 số hành tinh nằm trong khu vực được gọi là Goldilocks, nơi về mặt lý thuyết có thể tồn tại nước ở dạng lỏng, cùng với tiềm năng cho sự sống.

Những hành tinh quay xung quang sao lùn đỏ có thể tồn tại sự sống. Ảnh: Pixabay.

Theo nghiên cứu mới của các nhà thiên văn học tại Đại học Florida, hầu hết ngôi sao trong thiên hà của chúng ta là “Sao lùn đỏ” (Red dwarf) và nhiều hành tinh quay xung quanh chúng có thể có sự sống.

“Sao lùn đỏ” là một loại sao khá nhỏ và có nhiệt độ thấp. Chúng chiếm đa số sao trong Dải Ngân Hà, có khối lượng chưa tới một nửa khối lượng Mặt Trời và nhiệt độ bề mặt chưa tới 3.500 K.

Để phân tích, các nhà thiên văn học tại Đại học Florida đã kết hợp thông tin mới từ vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu để tinh chỉnh các phép đo quỹ đạo của các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời. Gaia là thiết bị có khả năng đo chính xác khoảng cách và chuyển động của các ngôi sao.

Để xác định một hành tinh có sự sống hay không, nhóm nghiên cứu cần xác định “độ lệch tâm” trong quỹ đạo của một hành tinh quay xung quanh sao lùn đỏ.

Các hành tinh xung quanh sao lùn đỏ có độ lệch tâm lớn sẽ bị đốt cháy nếu chúng ở khoảng cách đủ gần với ngôi sao. Quá trình này gọi là “Sấy nóng do thủy triều” (tidal heating).

hanh tinh,  vu tru anh 1

Hành tinh phải có quỹ đạo ổn định và có khoảng cách vừa phải so với sao lùn đỏ mới có khả năng tồn tại sự sống. Ảnh: NASA.

Quá trình Tidal heating khiến cho hành tinh liên tục bị giãn ra và nén lại do lực hấp dẫn của ngôi sao, giống như khi xoa hai bàn tay vào nhau sẽ phát sinh nhiệt do ma sát. Khi nhiệt độ tăng cao, nước trên hành tinh sẽ bốc hơi và sự sống cũng không thể sinh sôi.

Ngược lại, khi hành tinh cách ngôi sao quá xa sẽ thiếu hơi ấm cần thiết cho sự sống. Do đó, các hành tinh quay xung quanh sao lùn đỏ muốn có sự sống phải đáp ứng được 2 yếu tố: có khoảng cách đủ gần ngôi sao trung tâm để có đủ độ ấm; và quỹ đạo có độ lệch tâm nhỏ và ổn định.

Qua quá trình nghiên cứu, Sagear và Ballard đã phát hiện ra có 1/3 số hành tinh nằm trong khu vực được gọi là Goldilocks, nơi về mặt lý thuyết có thể tồn tại nước ở dạng lỏng, cùng với tiềm năng cho sự sống. Điều này có nghĩa là có hàng trăm triệu hành tinh có thể ở được, chỉ riêng trong Dải Ngân Hà.

“Tôi nghĩ rằng kết quả này thực sự quan trọng với ngành thiên văn học trong vòng 1 thập kỷ tới. Đây là tiền đề tuyệt vời để tìm kiếm các hành tinh có thể ở được”, Sagear nói.

Nghiên cứu được công bố vào ngày 30/5 trên tạp chí PNAS.

Lý do tàu đổ bộ Mặt Trăng của Nhật Bản thất bại dù chỉ còn cách 5 km

Nếu sự cố không xảy ra, Hakuto-R sẽ là tàu đổ bộ đầu tiên do tư nhân sản xuất đáp xuống Mặt Trăng thành công.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Kim Yên

Bạn có thể quan tâm