Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng Việt giá 2.000 đồng hút khách ngoại hot nhất tuần

Những thông tin về cơ ngơi khó tin của công ty có 45.000 tỷ đồng, Cao Sao Vàng 2.000 đồng hút khách ngoại, quần gắn mác Prada, Mango giá siêu rẻ... được quan tâm nhất tuần qua.

Sản phẩm Việt giá hơn 2.000 đồng hút khách ngoại

Trên trang điện tử eBay, một hộp Cao Sao Vàng luôn được bán với giá phổ biến 50.000-70.000 đồng, đắt gấp 30 lần so với giá gốc bán ở Việt Nam. Sản phẩm này còn được đóng bao bì tiếng Nga, bán với giá không rẻ so với giá gốc, nhưng lại được nhiều phản hồi tốt và thường cháy hàng.

Chỉ có giá tương đương 0,1 USD khi bán tại Việt Nam, nhưng những hộp Cao Sao Vàng lại đang được tiêu thụ với mức giá gấp nhiều lần trên các trang thương mại điện tử quốc tế. Với những dòng giới thiệu về sản phẩm như vừa nhỏ, dễ dàng mang đi, vừa có tác dụng khi bị cúm, cảm lạnh, đau bụng và đau nhức cơ cổ, lưng…, sản phẩm này được đánh giá cao và hút khách, dù nếu tính cả tiền vận chuyển, giá mỗi hộp Cao Sao Vàng có thể lên tới 10 USD.  

Hàng Việt giá hơn 2.000 đồng hút khách ngoại

Cao Sao Vàng, sản phẩm từ thế kỷ trước của Việt Nam với giá bán hiện chỉ 2.300 đồng/hộp đang được cộng đồng khách hàng thương mại điện tử quốc tế đánh giá cao.

Quần gắn mác Prada, Mango giá siêu rẻ

Trên thị trường, đặc biệt là tại các chợ sinh viên, chợ giá rẻ, rất nhiều loại quần áo, túi, giày được gắn mác của các thương hiệu nổi tiếng thế giới đang bán với giá rất rẻ. Nhiều chiếc quần jean được gắn 2 loại mác có giá trên 100.000 đồng, còn kính hiệu Fendi, Dior hàng nhái với đầy đủ mác giấy, thông số kỹ thuật, giá chỉ 35.000 đồng.

Những sản phẩm có chất lượng tốt hơn chút đỉnh được phân loại thành hàng Fake nước 1 hoặc Fake nước 2, bán tại các shop thời trang thì có giá tiền triệu. Sau một thời gian lỗi mốt, tồn đọng hàng cũ, chúng cũng được mang ra chợ sinh viên bán với mức giá siêu rẻ.

Thực tế, đây là sản phẩm nhập từ Trung Quốc, và hầu hết người tiêu dùng đều biết chúng là hàng nhái. Theo người bán hàng tại chợ Nhà Xanh, Cầu Giấy, Hà Nội, khách hàng chủ yếu là sinh viên, nên yếu tố đặt lên hàng đầu là giá rẻ, kiểu dáng đẹp, còn nhái thương hiệu hay không thì không mấy người để ý.

130.000 đồng/chiếc quần jean 2 hiệu Prada, Mango

Gắn mác cùng lúc 2 thương hiệu đình đám là Mango & Prada trên một chiếc quần jean nhưng giá bán chỉ 130.000 đồng là điển hình cho đồ nhái hàng hiệu của Trung Quốc.

Cơ ngơi khó tin của công ty có 45.000 tỷ đồng

Từng cam kết hỗ trợ cho hàng trăm hộ nghèo ở Phú Thọ mỗi hộ 50 triệu đồng để phát triển kinh tế, khẳng định đã đi làm từ thiện hàng nghìn tỷ tại các địa phương, có tài sản lên tới 45.000 tỷ đồng... nhưng công ty Rừng Toàn Cầu lại không có trụ sở tương xứng. Địa chỉ giao dịch của công ty chỉ là một ngôi nhà thuê lại, đóng cửa cả ngày, số máy bàn ngừng phục vụ hoặc không tồn tại. Nhà của Tổng giám đốc Rừng Toàn Cầu cũng chỉ là nhà thuê với mức giá 12 triệu đồng/tháng, thường xuyên đóng cửa, bảng hiệu bị che khuất sau tấm vải đỏ lớn.

Núp dưới bóng triển khai dự án tại Phú Thọ, công ty này yêu cầu mỗi hộ dân muốn được nhận dự án trị giá hàng trăm triệu do công ty rót vốn phải nộp 27 triệu đồng để mua cổ phần của công ty, trong khi không thể khẳng định chắc chắn sẽ có vốn để đầu tư. Mới đây, công an Phú Thọ cũng xác định được Tổng giám đốc Rừng Toàn Cầu đã ký quyết định bổ nhiệm ông Bùi Mạnh Tiến (sinh năm 1948, ở Đoan Hùng, Phú Thọ), làm Phó tổng giám đốc công ty tại Phú Thọ với mức lương 45 triệu đồng/tháng, song đến nay công ty chưa trả lương và không phân công ông Tiến bất cứ việc gì.

Cơ ngơi khó tin của công ty có 45.000 tỷ đồng

Địa chỉ đầu tiên chúng tôi đến bị lạc vào ma trận số nhà mới và cũ chồng chéo, mất nhiều giờ mới gặp đúng địa chỉ, là một ngôi nhà rất nhỏ, gần chân cầu Chu Văn An.

Ngăn chặn công ty có 45.000 tỷ huy động tiền tại Phú Thọ

Đại tá Hà Minh Tân, Phó giám đốc công an tỉnh Phú Thọ xác nhận, đã yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ nắm tình hình hoạt động có dấu hiệu bất minh của công ty Rừng Toàn Cầu.

Tiểu thư 9X chi 32 tỷ đồng mua cổ phiếu

Theo thông báo mới đây của công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Thiên Nam (TNA), cổ đông Nguyễn Trần Thảo Nguyên - con gái Phó chủ tịch Nguyễn Quang Hòa - đã đăng ký mua công khai hơn 1,25 triệu cổ phần của TNA. Đây là khoản đầu tư dài hạn của Thảo Nguyên, với kinh phí được lấy từ nguồn tiết kiệm của mẹ ruột là bà Trần Thị Đan Thanh.

Theo báo cáo quản trị năm 2012 được TNA công bố vào ngày 29/1/2013, Nguyễn Trần Thảo Nguyên không sở hữu một cổ phần nào trong công ty. Phần ghi chú của TNA còn cho biết, Thảo Nguyên khi đó chưa đầy 16 tuổi. Đến ngày 24/12/2013, Thảo Nguyên bất ngờ trở thành cổ đông lớn của Thiên Nam, khi hoàn tất việc mua 780.550 cổ phiếu TNA, tương ứng 9,76% vốn, lúc này cô cũng chưa đủ 18 tuổi.

Chỉ tính riêng lượng cổ phiếu trước khi thực hiện giao dịch 32 tỷ đồng này, Nguyễn Trần Thảo Nguyên cũng đã trở thành nữ triệu phú đôla trẻ nhất sàn chứng khoán Việt, với giá trị tài sản nắm giữ khoảng 20,9 tỷ đồng. Trong những triệu phú đôla trẻ tuổi trên sàn chứng khoán, Thảo Nguyên là người duy nhất với thông tin công bố công khai về nguồn tiền mua cổ phiếu là từ bố mẹ chứ không phải tự thân.

Cô gái 9X chi 32 tỷ đồng mua cổ phiếu

Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Thiên Nam (mã TNA-HOSE) thông báo cổ đông Nguyễn Trần Thảo Nguyên chào mua công khai cổ phiếu TNA.

Nữ triệu phú đôla trẻ nhất sàn chứng khoán Việt

Nếu mua thành công hơn 1,2 triệu cổ phiếu của TNA, cô gái sinh năm 1994 Nguyễn Trần Thảo Nguyên có thể trở thành nữ triệu phú đôla trẻ nhất sàn chứng khoán Việt.

Ông Phạm Nhật Vượng lần thứ 2 lọt danh sách tỷ phú Forbes

Sở hữu khối tài sản ròng 1,6 tỷ USD, chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng là tỷ phú giàu thứ 1.092 trong danh sách của Forbes năm 2014. So với năm 2013, tài sản của vị này tăng thêm 100 triệu USD, nhưng ông lại tụt hơn 100 bậc, ra khỏi top 1.000 người giàu nhất thế giới.

Forbes đánh giá hoạt động kinh doanh của ông Vượng đã đạt được nhiều thành công trong năm 2013, giúp cổ phiếu Vingroup tăng giá 15%. Trong số 1,6 tỷ USD tài sản ròng của ông Vượng, phần lớn đến từ cổ phần của ông tại VIC. Nếu tính theo giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam vào tháng 2/2014, ông Vượng đang sở hữu khối tài sản khoảng 21.774 tỷ đồng (khoảng hơn 1 tỷ USD).

Lý do của việc Chủ tịch Vingroup phải rời khỏi top 1.000 người giàu nhất thế giới là sự lên ngôi của các tỷ phú công nghệ và bán lẻ trên thế giới. Theo Forbes, tổng tài sản của 268 tỷ phú mới gia nhập danh sách khoảng 509 tỷ USD, trung bình 1,9 tỷ USD/người. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, một phần không nhỏ trong số những cái tên mới này có vị trí cao hơn so với chủ tịch Vingroup.

Ông Phạm Nhật Vượng lại lọt danh sách tỷ phú Forbes

Tài sản của ông chủ tập đoàn Vingroup tăng thêm 100 triệu USD so với năm ngoái, đạt 1,6 tỷ USD, đứng ở vị trí 1.092 trong danh sách xếp hạng của Forbes.

Vì sao tỷ phú đô la Việt Nam rơi khỏi top 1.000 của Forbes?

Với 268 gương mặt mới gia nhập bảng xếp hạng, cùng sự lên ngôi của hàng loạt tỷ phú làng công nghệ, bán lẻ, khiến vị trí của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng tụt hơn 100 bậc.

Hạ Minh (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm