Vào ngày 1/6-31/8, hàng trăm nhà vườn Nam Bộ sẽ đem trái cây lên TP.HCM chào bán. Ảnh: Suối Tiên. |
Trong khuôn khổ lễ hội còn có một hội thi dành cho các doanh nghiệp, nhà vườn, hợp tác xã, qua đó kết nối họ với các nhà phân phối lớn.
Đến nay, đã có 365 nhà vườn của 9 tỉnh thành đăng ký tham dự, với số mẫu dự thi là 420 mẫu. Trong đó, măng cụt được đăng ký nhiều nhất với 110 mẫu, tiếp đến là cam với 70 mẫu, xoài là 65 mẫu...
Theo đại diện Suối Tiên, trong 3 tháng tổ chức lễ hội vào năm 2019 - thời điểm chưa có đại dịch Covid-19, đơn vị ghi nhận có khoảng 1 triệu lượt du khách đến tham gia. Tuy nhiên, trong năm nay, với tình hình kinh tế còn khó khăn, Suối Tiên kỳ vọng lượng du khách tham dự đạt 80-90% so với kết quả năm 2019.
Ông Lê Trương Hiền Hòa - Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cũng cho biết lễ hội năm nay không chỉ tập hợp các vùng miền trong nước mà còn của các nước trên thế giới.
Theo ông Hòa, ngoài những sự kiện tổ chức trong dịp hè, TP cũng tổ chức những gói sản phẩm giúp du khách ở lại TP.HCM lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn. Ông kỳ vọng trong thời điểm tháng 7 sẽ tổ chức những sự kiện mới như sự kiện về sông nước nhằm tạo điểm nhấn về du lịch đường sông của TP.
Theo thống kê, ông Hòa cho biết lượng du khách đến TP.HCM từ đầu năm đến nay đang tăng lên và cũng đã vượt kế hoạch đề ra.
"Đặc biệt, doanh thu về du lịch trong quý I đã vượt ngưỡng 30% so với kế hoạch. Điều này đồng nghĩa với việc chi tiêu của khách hàng đang tăng lên. Đây cũng là mục tiêu chính của TP, do đó, những sản phẩm du lịch của TP luôn được chuẩn bị về dịch vụ và giá trị để du khách có trải nghiệm tốt hơn, chi tiêu nhiều hơn, giúp cho doanh thu du lịch của TP.HCM tăng lên", ông nói.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.