Hàng trăm thanh niên, trẻ nhỏ mang theo vợt hứng tiền lẻ được người cúng cô hồn ở Sài Gòn thả trên cao xuống. Khi tiền rơi xuống đất họ lao vào vồ lấy những đồng tiền lẻ.
Vào rằm tháng 7 hàng năm, nhiều gia đình, công ty, cửa hàng ở Sài Gòn làm mâm cúng cô hồn. Đây cũng là dịp đội quân "cướp đồ cúng chuyên nghiệp" có cơ hội làm ăn. Họ có quân số hàng trăm thanh niên, tập trung chủ yếu ở những khu vực đông người Hoa sinh sống như quận 5, 6, 8. Nhiều nhóm chuẩn bị sẵn những chiếc lồng gà vác theo để vớt tiền.
Chiều 17/8, tại góc đường Trần Hưng Đạo-Phùng Hưng, quận 5, một doanh nghiệp làm mâm cúng khá lớn. Nhiều người sớm tập trung chờ để lấy đồ cúng khi hương chưa tàn (còn gọi là giật cô hồn).
Nhiều gia đình giàu có hoặc các công ty ăn nên làm ra thường tổ chức làm lễ rất lớn. Có người mang tiền ra rải cho người nghèo nhặt. Tại góc đường này, hàng trăm người đổ về chờ nhặt tiền.
Bên trong, anh Trần Hữu Thuận, chủ cửa hàng chuẩn bị những thùng tiền mệnh giá 1.000 đồng, 2.000 đồng và 10.000 đồng để làm lễ. Tổng số tiền trong hai thùng carton này là 20 triệu đồng.
Làm lễ xong, anh Thuận mang các thùng tiền lên tầng 2 của cửa hàng ném xuống.
Bên dưới hàng chục người chuẩn bị sẵn những chiếc vợt, lồng để hứng tiền.
Từng nắm tiền ném xuống bay tung tóe, hàng trăm người lao vào nhặt.
Người già, thanh niên, trẻ nhỏ lao tới tranh nhau những tờ tiền lẻ rơi xuống đất.
Không thể tránh khỏi cảnh xô đẩy ngã lăn quay ra đường.
Họ quan niệm, lấy được nhiều tiền sẽ gặp may mắn, đồng thời có một khoản để tiêu. Và nam nữ không ai nhường ai, người nào nhanh tay sẽ thắng.
Thông thường, người mang theo vợt sẽ hứng được nhiều tiền hơn so với kẻ đi tay không.
Nhiều thanh niên cũng tỏ ra là người có kinh nghiệm bởi hình thức này đã diễn ra ở Sài Gòn nhiều năm nay vào mỗi dịp rằm tháng bảy.
Sự việc phần nào làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông khi nhiều người ánh mắt đuổi theo tiền, chân chạy ra giữa lòng đường.
Một người khuyết tật vừa nhận quà từ thiện lọt vào đám thanh niên đang tập trung đón những tờ tiền lẻ.
Tiền bay trên không theo gió. Nhiều người xung quanh ra ban công đứng xem.
Tuy số lượng người người tập trung hứng tiền rất đông nhưng có sự xuất hiện của lực lượng công an, bảo vệ dân phố nên không xảy ra tình trạng hỗn loạn, tranh giành dẫn đến ẩu đã như các năm trước.
Hai người đàn ông lấy tiền trong vợt sau khi gia chủ rải hết.
Từng nhóm người ngồi lại đếm, tháo những tờ tiền 2.000 đồng gia chủ gấp lại.
Thành quả của một phụ nữ sau 15 phút tranh giành.
Tục cúng cô hồn có từ rất nhiều năm, đợt rằm tháng 7. Thời gian cúng cô hồn thường diễn ra vài ngày trước và sau rằm, cao điểm hơn cả là vào ngày 15/7 âm lịch.
Tại Sài Gòn, các gia đình người Hoa ở khu Chợ Lớn và các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể thường có lễ cúng long trọng với chi phí lên tới hàng triệu, tiền vàng mã, heo gà quay, hoa quả...
Cúng xong họ ném tiền và đồ cúng ra ngoài đường gọi là bố thí cho các vong hồn, âm binh lang thang. Do đó, nhiều năm gần đây đã xuất hiện tình trạng thanh niên đổ ra đường hứng và tranh cướp đồ cúng trong đó chủ yếu là tiền.
Họ quan niệm rằng càng cướp giật được nhiều và nhanh càng có nhiều phúc lộc trong năm. Có hộ gia đình vừa bày mâm cúng ra cửa nhà chưa kịp thắp hương đã bị giật sạch đồ cúng.
Theo hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, rằm tháng 7 người Việt chỉ có lễ Vu lan báo hiếu và xá tội vong nhân chứ không có tháng 'cô hồn'. Người dân không phải kiêng kị như lời đồn.
“Đội quân cô hồn” xuất hiện trên các tuyến đường, khu dân cư mang theo lồng gà, vợt để chầu chực hứng tiền lẻ được thả xuống từ trên cao chiều ngày rằm tháng bảy.
Quốc hội giao Chính phủ cần sớm đề xuất sửa đổi, ban hành mới các luật về thuế, có quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.