Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng nghìn cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bị sa thải sau cuộc đảo chính

Hơn 8.000 người thuộc các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó chủ yếu là cảnh sát, bị sa thải do bị nghi ngờ có liên quan đến cuộc đảo chính ngày 15/07.

Toàn cảnh đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ trong video 150 giây Tận dụng lúc tổng thống đi công tác nước ngoài, một nhóm quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phát động đảo chính vào đêm 15/7, nhưng âm mưu nhanh chóng bị dập tắt sau một ngày.

Hành động này được cho là một phần trong "chiến dịch thanh tẩy" của Tổng thống Tayyip Erdogan sau cuộc đảo chính bất thành vừa qua. Trước đó, ông Erdogan đã tuyên bố sẽ "quét sạch các virus phá hoại" trong lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ và những ai đứng sau âm mưu lật đổ chính quyền của ông sẽ phải "trả một cái giá đắt cho hành động phản quốc này".

Hang ngan canh sat Tho Nhi Ky bi sa thai anh 1
Một sĩ quan tham gia đảo chính bị áp giải đến toàn án. Ảnh: AP

Hơn 6.000 người đã bị bắt giữ ngay sau khi cuộc đảo chính thất bại ở 2 thành phố Ankara và Istanbul. Ngoài ra, hơn 100 tướng và đô đốc thuộc quân đội cũng đã bị bắt giữ trên khắp cả nước, hãng tin Anadolu cho biết. Trong số những người bị bắt có cả những người làm việc trong chính quyền, thẩm phán, cảnh sát cấp cao.

Bộ trưởng bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag cho biết số người bị bắt sẽ còn tăng lên bởi "chiến dịch thanh tẩy" này sẽ còn tiếp tục được tiến hành trong thời gian sắp tới.

Tổng thống Erdogan cũng yêu cầu Mỹ bắt giữ hoặc cho phép dẫn độ Fethullah Gulen, giáo sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang lưu vong tại Mỹ. Gulen bị cáo buộc là người đứng sau chỉ đạo cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, Mỹ sẽ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ dẫn độ ông Gulen với điều kiện Ankara phải đưa ra được những bằng chứng cụ thể chứng minh việc ông Gulen có liên quan đến cuộc đảo chính.

Hang ngan canh sat Tho Nhi Ky bi sa thai anh 2
Tổng thống Erdogan tại một đám tang của các nạn nhân thiệt mạng trong vụ đảo chính. Ảnh: Reuters

Ngay sau cuộc binh biến, tổng thống Erdogan cho biết ông đang cân nhắc việc tái lập án tử hình để trừng phạt những người tham gia đảo chính. Tuyên bố này của ông Erdogan đã gặp phải những chỉ trích mạnh mẽ từ châu Âu và Mỹ.

Bộ trưởng bộ Ngoại giao Pháp Jean-Marc Ayrault phát biểu rằng không nên có bất cứ cuộc thanh trừng nào, và mọi hành động đều phải nằm trong khuôn khổ pháp luật cũng như các nguyên tắc dân chủ chung của Liên minh châu Âu (EU).

Để được gia nhập EU, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức bãi bỏ án tử hình vào năm 2004. Từ năm 1984 đến nay không có bất cứ án tử hình nào được đưa ra tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra đêm 15/7 nhằm chiếm quyền của Tổng thống Erdogan. 265 người đã thiệt mạng trong những vụ đụng độ và hàng nghìn người bị bắt.

 

Sáng 16/7, chính phủ tuyên bố tình hình đã hoàn toàn được kiểm soát. Thổ Nhĩ Kỳ chưa trải qua cuộc đảo chính nào kể từ thập niên 1980 đến nay. Nhiều người nói họ không muốn đất nước lại rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Phe đảo chính hứng ‘mưa đòn’ sau cuộc binh biến chết yểu

Hạ vũ khí đầu hàng sau cuộc binh biến kéo dài nửa ngày nhưng nhiều binh sĩ thuộc phe đảo chính vẫn bị những người ủng hộ chính phủ của Tổng thống Erdogan đánh.

Istanbul vắng lặng sau cuộc binh biến khiến 265 người chết

Sau cuộc đảo chính, cuộc sống ở Istanbul vẫn chưa trở lại bình thường. Người dân hạn chế ra đường khiến những tuyến phố trở nên vắng lặng.

 

 

Mai Linh

Bạn có thể quan tâm