Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phe đảo chính hứng ‘mưa đòn’ sau cuộc binh biến chết yểu

Hạ vũ khí đầu hàng sau cuộc binh biến kéo dài nửa ngày nhưng nhiều binh sĩ thuộc phe đảo chính vẫn bị những người ủng hộ chính phủ của Tổng thống Erdogan đánh.

Toàn cảnh đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ trong video 150 giây Tận dụng lúc tổng thống đi công tác nước ngoài, một nhóm quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phát động đảo chính vào đêm 15/7, nhưng âm mưu nhanh chóng bị dập tắt sau một ngày.
Phe dao chinh lanh ‘mua don’ sau cuoc binh bien anh 1
Những người ủng hộ chính phủ trút giận lên các binh sĩ tham gia cuộc đảo chính ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi sử dụng xe tăng chặn cầu Bosphorus, họ hạ vũ khí đầu hàng nhóm người ủng hộ chính phủ và cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc đảo chính bắt đầu chiều ngày 15/7 và sớm kết thúc vào sáng ngày 16/7 theo giờ địa phương. Ảnh: Getty
Phe dao chinh lanh ‘mua don’ sau cuoc binh bien anh 2
Một người ủng hộ chính phủ sử dụng thắt lưng để đánh những binh sĩ tham gia đảo chính. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho hay 265 người thiệt mạng trong cuộc đảo chính mà ông gọi là “vết nhơ trong lịch sử nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ”. Ảnh: Getty
Phe dao chinh lanh ‘mua don’ sau cuoc binh bien anh 3
Nhóm binh sĩ đầu hàng tiếp tục bị đánh khi được đưa lên xe buýt về nơi giam giữ và xét xử. Theo ông Yildirim, 2.839 binh sĩ bị bắt giữ vì liên quan tới âm mưu đảo chính. Ảnh: Reuters
Phe dao chinh lanh ‘mua don’ sau cuoc binh bien anh 4
Một người đàn ông đánh vào mặt một binh sĩ đầu hàng trên cầu Bosphorus. Sự kiện ngày 15/7 là cuộc đảo chính thứ 5 ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1960. Tuy nhiên, khác với 4 cuộc binh biến trước đó, cuộc đảo chính ngày hôm qua đã thất bại nhanh chóng. Ảnh: Reuters
Phe dao chinh lanh ‘mua don’ sau cuoc binh bien anh 5
Vũ khí, quân phục và mũ sắt bị các binh sĩ thuộc lực lượng đảo chính bỏ lại trên cầu Bosphorus. Đứng đầu nhóm đảo chính là đại tá Muharram Kusa, cố vấn pháp luật của tổng tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng lõa với Kusa là một nhóm sĩ quan hạng trung, gồm 1 đại tá, 1 trung tá và 1 thiếu tá. Năng lực của kẻ cầm đầu là nguyên nhân khiến đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể thành công. Ảnh: Getty
Phe dao chinh lanh ‘mua don’ sau cuoc binh bien anh 6
Nhóm binh sĩ đầu hàng trước sức ép của lực lượng ủng hộ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Trong trường hợp này, xe tăng và vũ khí hạng nặng đã không được nhóm đảo chính sử dụng. Ảnh: Getty
Phe dao chinh lanh ‘mua don’ sau cuoc binh bien anh 7
Vẻ mặt sợ hãi của các binh sĩ đầu hàng trước trận "mưa đòn" từ những người ủng hộ chính phủ. Thủ tướng Yildirim mô tả những binh sĩ nổ súng vào thường dân còn tồi tệ hơn nhóm chiến binh người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ luôn coi là kẻ thù. Ảnh: Getty
Phe dao chinh lanh ‘mua don’ sau cuoc binh bien anh 8
Nhóm binh sĩ đảo chính đầu hàng bị lột sạch quần áo trước khi bị bắt giữ tại Ankara. Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ và Istanbul là những nơi phe đảo chính nổi dậy, giành quyền kiểm soát các cơ quan quan trọng trong thời gian ngắn trước khi bị đập tan. Ảnh: Getty
Xe tăng đi lại rầm rập trên đường Thổ Nhĩ Kỳ trong đảo chính Nhóm quân đội định đảo chính đã kiểm soát được một số xe tăng và yêu cầu binh sĩ chiếm đường phố.
Những cuộc binh biến ở Thổ Nhĩ Kỳ hơn nửa thế kỷ qua Từ năm 1960, Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua 5 cuộc đảo chính (4 thành công, 1 thất bại) và sự bất ổn sau sự kiện ở Istanbul hôm qua cho thấy nguy cơ của lần binh biến tiếp theo.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm