Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng loạt nhà hàng, quán bar Nhật Bản phá sản vì dịch Covid-19

Số vụ phá sản do dịch Covid-19 tăng mạnh tại Nhật Bản. Các nhà hàng và quán bar bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo Nikkei Asian Review, số vụ kinh doanh thất bại do Covid-19 ở Nhật Bản đã tăng 49% so với một năm trước đó lên 121 vụ trong tháng 8.

Theo phân tích của hãng nghiên cứu Tokyo Shoko Research, tính từ tháng 1 đến tháng 8, số vụ phá sản do dịch Covid-19 gây ra đã lên tới 1.026 vụ, chiếm khoảng 26% tổng số vụ phá sản ở Nhật Bản.

Các ngành kinh doanh nhà hàng và quán bar bị ảnh hưởng nặng nề nhất. 204 doanh nghiệp phá sản, tương đương 20%, là nhà hàng và quán bar. Nguyên nhân là doanh thu sụt giảm mạnh do các hạn chế di chuyển của chính quyền Nhật Bản.

Chỉ tính riêng trong tháng 7, có đến 138 doanh nghiệp phá sản do dịch Covid-19. Con số duy trì ở trên mức 100 kể từ tháng 1 đến nay.

Ngoài ra, các ngành như xây dựng, may mặc, sản xuất và chế biến thực phẩm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh.

Số ca nhiễm Covid-19 mới mỗi ngày tại Nhật Bản đã giảm từ khoảng 25.000 ca/ngày hồi cuối tháng 8 xuống 12.000 ca/ngày vào đầu tháng 9.

Nhat Ban anh 1

Trong 8 tháng đầu năm 2021, số vụ phá sản do dịch Covid-19 gây ra đã lên tới 1.026 vụ. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Thế vận hội Tokyo và Thế vận hội người khuyết tật Tokyo - kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9 - không tạo thêm doanh thu cho các chủ nhà hàng và quán bar. Họ không được phép phục vụ rượu và bị giới hạn giờ hoạt động.

Khán giả không được phép tham dự sự kiện. Các vận động viên cũng không thể rời Làng Olympic.

"Tôi lo rằng ngay cả khi được hoạt động trở lại, các khách hàng cũng không quay lại quán của tôi", anh Tadayuki Susumu, chủ một quán bar nhỏ ở phường Setagaya (Tokyo), chia sẻ.

"Sức chịu đựng của ngành đã đạt đến giới hạn. Chúng tôi đang nhìn những người bạn của mình phá sản và đóng cửa nhà hàng", ông Takeshi Ninoyu, Giám đốc đại diện của Japan Gastronomy Renaissance, chia sẻ.

Ông Ryutaro Kono - nhà kinh tế trưởng tại BNP Paribas - cho rằng người tiêu dùng sẽ vẫn thận trọng trong tháng 9. "Chi tiêu của người tiêu dùng có thể vẫn bế tắc", ông cảnh báo.

Thái Lan hoãn mở cửa kinh tế vì triển khai tiêm chủng chậm

Tốc độ triển khai tiêm chủng chậm khiến Thái Lan phải lùi kế hoạch mở cửa trở lại. Chương trình "hộp cát Phuket" của nước này cũng đối mặt rủi ro mới.

EuroCham: Chưa nhà đầu tư châu Âu nào rút khỏi Việt Nam

Chủ tịch EuroCham Alain Cany cho biết chưa có nhà đầu tư châu Âu nào rút khỏi Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp vẫn lạc quan, tin tưởng và mong Chính phủ Việt Nam sớm dập dịch.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm