Người dân tập trung về Đài tưởng niệm Lincohn ở thủ đô Washington cũng như Điện Capitol (trụ sở quốc hội), công viên National Mall gần đó, bất chấp tiết trời nóng bức hôm 6/6. |
Theo AP, ngày 6/6 có lẽ là ngày người biểu tình xuống đường đông nhất, tính cả ở Mỹ và các nước khác trải khắp 4 châu lục, từ sau cái chết của George Floyd, người đàn ông da đen bị cảnh sát dùng đầu gối đè cổ dẫn đến tử vong ở Minneapolis, cách đây gần 2 tuần. Ảnh trên là người biểu tình trên cầu Cổng Vàng ở San Francisco. |
Đám đông biểu tình tập trung gần Nhà Trắng ở thủ đô Washington hôm 6/6. Một tuần qua ghi nhận các cuộc biểu tình gần như liên tiếp "lớn hơn bất cứ điều gì mà đất nước từng chứng kiến trong ít nhất một thế hệ". |
Sau nhiều cuộc biểu tình biến thành bạo lực, phá hoại, đám đông tuần hành trong không khí ôn hòa hơn những ngày qua. Giới chức ở nhiều thành phố bắt đầu dỡ bỏ lệnh giới nghiêm vì gần như không có bạo loạn và các vụ bắt bớ. |
Các thành viên của Sở Cảnh sát Austin, Texas, quỳ gối trước người biểu tình hôm 6/6 để thể hiện sự đoàn kết, tương tự lực lượng cảnh sát ở nhiều nơi khác. |
Rylie Rose, 7 tuổi, tham gia biểu tình gần Nhà Trắng với tấm biển ghi "Tôi sẽ làm một tổng thống tốt hơn và tôi 7 tuổi. Yêu thương. Không bạo lực". |
Tại Raeford, bang Bắc Carolina, quê nhà của Floyd, nhiều người đã tập trung về nơi tổ chức một lễ viếng nhỏ để có thể nhìn anh lần cuối. |
Không chỉ ở Mỹ, biểu tình diễn ra ở nhiều nước khác trải khắp 4 châu lục. Hàng nghìn người đã dầm mưa tại Quảng trường Nghị viện, một địa điểm truyền thống cho các cuộc biểu tình tại London. Họ quỳ gối trong im lặng, rồi hô to tên Floyd trước khi bắt đầu cuộc tuần hành. |
Tại Marsheille, Pháp, cảnh sát đã dùng hơi cay khi đụng độ với người biểu tình. |
Hàng trăm người tập trung xung quanh một đài phun nước có tượng nữ thần Công lý tại Frankfurt, Đức. |