Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàn Quốc đẩy mạnh bán vũ khí trước mối đe dọa Triều Tiên

Đối mặt với mối đe dọa tên lửa và hạt nhân từ nước láng giếng phía bắc, Hàn Quốc đang đẩy mạnh bán vũ khí và đặt mục tiêu trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn của thế giới.

Trong báo cáo liệt kê "top 100" dịch vụ quân sự thế giới, Viện nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết ngành công nghiệp vũ khí của Hàn Quốc chiếm 2,2% tổng doanh thu của 100 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới trong năm 2016.

Theo SIPRI, doanh số bán hàng của các công ty sản xuất vũ khí Hàn Quốc đã đạt tổng cộng 8,4 tỷ USD trong năm 2016 với mức tăng 20,6% so với năm 2015.

Trieu Tien phong ten lua anh 1
Binh sĩ Hàn Quốc trên vũ khí phòng không tự hành K30 Biho trong buổi triển lãm kỷ niệm ngày thành lập Các lực lượng Quốc phòng Hàn Quốc. Ảnh: AFP.

"Việc Triều Tiên tăng cường năng lực hạt nhân đã dẫn tới các khoản đầu tư lớn ở Hàn Quốc", Pieter Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp của SIPRI, nói với AFP.

Nhà nghiên cứu cao cấp của SIPRI Siemon Wezeman nhận định Hàn Quốc đang chuyển sang "ngành công nghiệp vũ khí của riêng mình để đáp ứng nhu cầu vũ khí" nhằm mục tiêu "trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn".

Từng là nước nông nghiệp bị chiến tranh tàn phá, Hàn Quốc đã trở thành một trong những nhà nhập khẩu thiết bị và công nghệ quân sự lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua, phần lớn là từ Mỹ. Tuy nhiên, ngành sản xuất vũ khí trong nước đã phát triển nhanh chóng những năm gần đây.

Theo số liệu năm 2016 của SIPRI, bên cạnh các khu vực chiến sự như Trung Đông và Châu Phi, Seoul có tỷ lệ chi tiêu dành cho quốc phòng thuộc hàng cao nhất thế giới khi đối mặt với mối đe dọa từ Triều Tiên.

Pieter Wezeman cho biết Hàn Quốc đang sử dụng "ngày càng nhiều vũ khí và công nghệ có thể cạnh tranh với nguồn cung từ Mỹ và châu Âu" sau khi trải qua giai đoạn phát triển công nghiệp mạnh mẽ.

Quốc gia này hiện là nhà sản xuất vũ khí hàng đầu trong số các nước đang nổi lên trong lĩnh vực quân sự bao gồm Brazil, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trieu Tien phong ten lua anh 2
Tầm bắn ước tính của tên lửa Hwasong-15 được Triều Tiên phóng lên ngày 29/11. Đồ họa: Union of Concerned Scienntists.

Bất chấp nhiều lần bị lên án và trừng phạt quốc tế, Bình Nhưỡng đã bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào ngày 29/11, đạt độ cao 4.475 km trước khi rơi xuống biển ở vị trí cách bãi phóng 950 km về phía đông theo truyền thông Triều Tiên.

Triều Tiên nói rằng nước này cần vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ mình khỏi các lực lượng Mỹ "thù địch" và đã tuyên bố sẽ tăng tốc các chương trình vũ khí của mình để đáp trả các lệnh trừng phạt "độc ác" do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt.

Phi cơ Mỹ - Hàn tiếp tục quần thảo bán đảo Triều Tiên Ngày thứ hai của cuộc tập trận không quân giữa Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục diễn ra với sự tham gia của hàng trăm phi cơ chiến đấu và hàng nghìn binh lính.

Mỹ, Nhật, Hàn phối hợp giám sát tên lửa Triều Tiên

Lực lượng Mỹ - Nhật - Hàn từ ngày 11-12/12 tiến hành cuộc tập trận theo dõi hoạt động tên lửa, trong bối cảnh khu vực căng thẳng vì tiến triển của chương trình tên lửa Triều Tiên.

Hàn Quốc chặn nguồn tiền chế tạo vũ khí của Triều Tiên

Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục ban hành hàng loạt cấm vận đơn phương mới với Triều Tiên sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng khiến tình hình khu vực căng thẳng.

Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm