Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai Shark đầu tư cho startup được dự báo 99% sẽ thất bại

Trong tập 7 chương trình Shark Tank Việt Nam phát sóng tối 4/9, Hồ Đức Hoàn, co-founder kiêm CEO của Edu2Review, đã gọi vốn thành công 200.000 USD từ Shark Bình và Shark Dũng.

Sau 2 lần bị loại từ vòng ngoài, Hồ Đức Hoàn trở lại Shark Tank Việt Nam để kêu gọi đầu tư 100.000 USD cho 1% cổ phần của Edu2Review. CEO này cho biết đã có 5 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

“Để có thể đứng đây ngày hôm nay với các Shark, 7 năm về trước, bàn tay này đã phải hốt phân chó kiếm sống. Tôi phải đạp xe hàng chục km, giao từng tờ báo giữa mùa đông tê tái -35 độ ở Phần Lan để mưu sinh”, Hồ Đức Hoàn kể về quãng thời gian còn là du học sinh. CEO này khẳng định chỉ có giáo dục mới giúp anh thoát nghèo.

Hai Shark tranh dau tu cho CEO tung ‘hot phan cho,  dap xe giao bao’ anh 1
CEO của Edu2Review Hồ Đức Hoàn. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

Về Edu2Review, Hồ Đức Hoàn giới thiệu đây là nền tảng đánh giá các đơn vị giáo dục, giúp người dùng tìm kiếm, so sánh chất lượng giữa các khóa học đào tạo. 

Vị CEO cho biết doanh thu của Edu2Review trong tháng gần nhất đạt 20.000 USD. Do đó ông tự tin nền tảng đánh giá các đơn vị giáo dục sẽ tăng trưởng mạnh khi quy mô thị trường giáo dục tư nhân tại Việt Nam là 5 tỷ USD.

Sau phần trình bày, các nhà đầu tư liên tục đặt câu hỏi về chiến lược kinh doanh, số liệu tài chính. Shark Hưng quan tâm đến điểm hòa vốn của dự án, CEO Hồ Đức Hoàn khẳng định đến nay đã hòa vốn và đang kêu gọi để đầu tư cho các phân khúc ngôn ngữ khác.

Shark Liên nêu giả thiết khi đăng ký học tại trung tâm được đánh giá tốt nhưng cảm thấy không phù hợp, liệu học viên có được trả lại tiền không. Startup cho biết nền tảng đã phối hợp với trung tâm để trả lại tiền hoặc giới thiệu cho khách hàng đơn vị giáo dục khác.

Hai Shark tranh dau tu cho CEO tung ‘hot phan cho,  dap xe giao bao’ anh 2
Shark Bình và Shark Dũng "đấu đá" quyết liệt trong thương vụ Edu2Review. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

Cho rằng “chưa tìm được long mạch lắm”, Shark Bình vẫn đưa ra lời đề nghị. Cụ thể, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của NextTech Group muốn đầu tư 100.000 USD để đổi lấy 5% và có quyền put option.

Trong khi đó, Shark Dũng nhận xét: “Anh thấy em là người dám thay đổi. Chính vì thế, dự án này cho dù anh biết 99% xác suất thất bại, 1% cơ hội thành công đi chăng nữa, anh vẫn đầu tư với mục đích ủng hộ để xây dựng nên một giấc mơ lớn”.

Shark Dũng đưa ra lời đề nghị 100.000 USD cho 10% cổ phần.

Mong muốn lôi kéo startup về mình, Shark Bình thông tin 80% các nhà đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ (mô hình Shark Dũng đang quản lý) không mang lại giá trị tích cực cho start up.

"Nhưng anh là 20% trong số còn lại", Shark Dũng đáp trả.

"Và anh là 5% trong số giúp em tìm được long mạch", Shark Bình nói.

CEO Hồ Đức Hoàn sau đó trao đổi với co-founder kiêm Giám đốc tài chính Austin Carter và đề nghị với Shark Bình 100.000 USD cho 5% cổ phần. Trong đó 2,5% cổ phần dạng ESOP, kèm quyền mua ở vòng sau lên tới 1 triệu USD với chiết khấu 20%. Shark Bình gật đầu đồng ý.

Sau khi thương lượng, Shark Dũng cũng quyết định đầu tư 100.000 USD dưới dạng khoản vay chuyển đổi với 20% lãi suất. Trong vòng 1 năm đánh giá lại, nếu Shark thích đầu tư sẽ chuyển đổi thành 5% cổ phần và có quyền đầu tư vòng tiếp theo lên tới 1 triệu USD với điều kiện chiết khấu 20%.

Như vậy, thương vụ gọi vốn của CEO Hồ Đức Hoàn đã thành công với sự tham gia của 2 Shark Bình và Dũng, với tổng giá trị đầu tư là 200.000 USD.

Chê startup rối loạn ham muốn, Shark khuyên mơ lớn nhưng làm nhỏ Cho rằng startup "ngáo thuật ngữ", "rối loạn ham muốn", các Shark từ chối đầu tư cho dự án và nhận định cách làm hiện nay sẽ mất tiền. Shark nhắc startup biết mơ lớn nhưng làm nhỏ.

Các Shark nói start up 'ngáo giá, ngáo thuật ngữ, rối loạn ham muốn'

Liên tục gặp các start up định giá công ty cao và trình bày lạm dụng thuật ngữ công nghệ, Shark Bình đưa ra nhiều nhận xét thẳng thắn trong chương trình Shark Tank Việt Nam.



Văn Hưng

Bạn có thể quan tâm