Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Hãi' mức phí đường cao tốc, doanh nghiệp khẩn cầu thủ tướng

Ông Lương Hoàng Trung – Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP.HCM, cho biết, Hiệp hội đã có văn bản chính thức gửi Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính kiến nghị một số nội dung xung quanh việc thu phí đường cao tốc TPHCM - Trung Lương.

'Hãi' mức phí đường cao tốc, doanh nghiệp khẩn cầu thủ tướng

Ông Lương Hoàng Trung – Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP.HCM, cho biết, Hiệp hội đã có văn bản chính thức gửi Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính kiến nghị một số nội dung xung quanh việc thu phí đường cao tốc TPHCM - Trung Lương.

>> Né đường cao tốc thu phí, xe tải dồn về quốc lộ
>> Doanh nghiệp dọa... bỏ đường cao tốc nếu phải nộp phí
>> Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương sẽ thu phí trong 3 ngày tới

Giảm 50% phí thu so với hiện nay

Hiệp hội vận tải hàng hóa TP thông tin, sau khi chính thức thu phí sử dụng dịch vụ đường cao tốc TPHCM-Trung Lương vào ngày 25/2, Hiệp hội đã nhận được nhiều phản ánh của các doanh nghiệp (DN) vận tải hàng hóa tại TP.HCM về một số khó khăn của DN khi sử dụng dịch vụ đường cao tốc.

Theo đó, kiến nghị giảm giá phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương là để phù hợp với tình hình thực tế, hạn chế tác động tăng giá cả hàng hóa dịch vụ quá cao trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay.

Bởi lẽ, hiện nay chủ yếu các DN vận tải hàng hóa tại TP.HCM đi các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và ngược lại đang sử dụng xe vận tải có tải trọng lớn (trên 10 tấn) hoặc xe đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc chở container.

Hiệp hội vận tải hàng hóa TP kiến nghị việc giảm thu phí tại đường cao tốc là hợp lý

Nếu trạm thu phí hiện hành áp dụng mức thu phí đối với xe trên 18 tấn hoặc xe chở hàng bằng container 40 feet với mức giá 8.000 đồng/km thì  với chiều dài 40 km, doanh nghiệp phải trả mức phí là 320.000 đồng/lượt, tương ứng với 640.000 đồng/chuyến là quá cao so với lợi nhuận từ một chuyến hàng (bao gồm cả chuyến đi và về) mang lại.

Ông Trung tính toán, nếu một chuyến xe chở hàng trong bán kính khoảng 100km thì chủ xe chỉ lãi ròng khoảng 300.000-400.000 đồng. Nếu các chủ hàng không chấp nhận tăng cước vận tải tương ứng với mức thu phí giao thông (dự kiến tăng khoảng 20%) thì lợi nhuận một chuyến hàng chưa đủ để đóng phí sử dụng đường cao tốc. Vì thế, các chủ xe, lái xe chắc chắn sẽ chọn Quốc lộ 1A để duy trì lợi nhuận đang ở mức tối thiểu.

Qua đó, hiệp hội kiến nghị nhà nước nên giảm khoảng 50% của đơn giá phí hiện nay và duy trì mức phí thấp nhất có thể, để tạo cho các doanh nghiệp vận tải hoạt động, ông Trung nêu rõ.

Xóa bỏ xây trạm thu phí trên quốc lộ 1A

Bên cạnh đó, ông Trung (thay mặt cho hiệp hội) cũng kiến nghị không cho phép lắp đặt Trạm thu phí trên Quốc lộ 1A để hỗ trợ cho đường cao tốc TPHCM-Trung Lương.

Bởi theo định nghĩa tại Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 năm 2001 của Ủy ban thường vụ quốc hội có quy định “Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này”.

Trên cơ sở đó, nếu phương tiện vận tải không sử dụng dịch vụ đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương thì không có nghĩa vụ trả phí để hoàn vốn cho tuyến đường này. Lý do “đặt thêm trạm thu phí trên quốc lộ 1A nhằm điều tiết giao thông trên tuyến đường này và hỗ trợ  nguồn thu cho đường cao tốc” là chưa phù hợp với quy định tại Pháp lệnh phí nói trên.

Theo Hiệp hội, việc thu phí tại đường cao tốc như hiện nay đang áp dụng là không hợp lý

Ngoài ra, theo chủ trương của Bộ GTVT trong các dự thảo Nghị định “thu phí bảo trì đường bộ”, sau khi áp dụng phí này thì Nhà nước sẽ hủy bỏ các trạm thu phí của Nhà nước. Chủ trương nhằm hạn chế “phí chồng phí” của người sử dụng dịch vụ giao thông đường bộ. Do đó, nếu giờ mà lập thêm trạm thu phí trên quốc lộ 1A lại mâu thuẫn với chủ trương trên của Bộ GTVT.

Đáng chú ý, Hiệp hội còn kiến nghị không nên phân biệt mức thu phí đối với xe chở hàng bằng Container 40 feet gấp đôi mức phí đối với xe chở hàng bằng container 20 feet. Vì thực tế là khi cà thẻ, thiết bị thu phí chỉ nhận diện xe đầu kéo rồi áp dụng mức cao nhất 8.000 đồng/km. Trong khi đó, giá cước chở container 20 feet và 40 feet gần như không chênh lệch nhau.

Nhìn chung, mức phí sử dụng đường cao tốc hiện nay chưa hợp lý. Cụ thể, xe khách 12 chỗ có chênh lệch lớn về xe có 30 chỗ nhưng lại thu đồng mức 1.500 đồng/km. Trong khi xe tải chở 17 tấn sẽ trả 4.000 đồng/km, nhưng nếu chỉ cần chở thêm 1 tấn nữa thì phải trả phí gấp đôi, ông Trung phân tích.

 Giang Uyên

Theo Infonet

 

 

 Giang Uyên

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm