Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai kịch bản về thuế cho vụ án hàng hiệu Milano

Theo tính toán, số tiền thuế phải nộp cho 4 xe hàng của Milano là 17 tỷ đồng, song thực tế, thương hiệu này chỉ nộp vỏn vẹn... 20 triệu đồng.

Hai kịch bản về thuế cho vụ án hàng hiệu Milano

Theo tính toán, số tiền thuế phải nộp cho 4 xe hàng của Milano là 17 tỷ đồng, song thực tế, thương hiệu này chỉ nộp vỏn vẹn... 20 triệu đồng.

Có hai kịch bản về lô hàng này của Milano. Thứ nhất, đây là hàng hiệu thật, nhưng được khai thành hàng giả để trốn thuế. Đại diện thương hiệu Gucci & Milano tại Việt Nam khẳng định, là doanh nghiệp này không hề bán hàng giả, tất cả hàng đều xuất xứ từ Italy và nhập khẩu trực tiếp từ nước này về Việt Nam.

Để khẳng định lượng hàng mình bán lâu nay là thật, vị đại diện này cũng khẳng định: “Lần này do sự nhầm lẫn nên công ty mà chúng tôi ủy thác nhập khẩu lại cho lô hàng quá cảnh ở Hồng Kông, làm mọi người hiểu sai là hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Hiện, chúng tôi quyết định từ chối nhận lô hàng hiệu trốn thuế này vì đã đi sai quy trình nhập khẩu mà chúng tôi mong muốn”. Như vậy, đây là hàng trốn thuế, vậy, Milano đã trốn được bao nhiêu thuế?

 Cửa hàng Milano bị niêm phong tại TP.HCM.

Theo nhiều người cùng ngành thì việc Milano trốn thuế là chuyện trong giới đều đoán trước được. Vì cộng cả giá hàng, tiền thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định của nhà nước thì giá bán sản phẩm sẽ bị đẩy lên rất cao. Không phải tất cả, mà là có khá nhiều cửa hàng, công ty chọn cách khai giá sản phẩm thấp hơn giá thật để giảm tiền thuế, nhưng khai giá thấp như Milano là quá đáng, những món hàng giá trị hàng chục ngàn đô la chỉ khai với giá vài đô la là không hợp lý.

Theo tìm hiểu, với 1 container hàng hiệu (tương đương 4 xe hàng như số hàng Milano bị kiểm tra) nhập về Việt Nam thời điểm này, các công ty nhập khẩu thường đóng khoảng 17 tỷ đồng tiền thuế, chênh lệch rất lớn với con số 20 triệu đồng mà Milano đã đóng.

Với quy mô như 2 cửa hàng của Milano, mỗi năm có đến vài chục lần công ty này nhập hàng, mỗi lần có thể đã né được gần 20 tỷ đồng tiền thuế thì sau 9 năm kinh doanh vừa qua, ước tính Milano đã trốn thuế hàng ngàn tỉ đồng.

Kịch bản thứ hai, đây là hàng nhái nhưng được bán trong cửa hàng ủy quyền như hàng thật với giá cao. Đây không phải là chuyện không thể xảy ra tại thị trường Việt Nam. Mới đây, ngày 6/12, đã có hơn 10.000 sản phẩm giả hàng hiệu của các thương hiệu Louis Vuitton, Montblanc, Longchamp… bị tiêu hủy. Công ty nhập khẩu số hàng này chỉ phải đóng phạt 150 triệu đồng. Như vậy, nếu lượng hàng được Milano đã nhập khẩu là hàng giả thì công ty này chỉ chịu phạt hành chính, còn tổn hại trực tiếp nhất thì người dùng sẽ là người phải gánh chịu?

Tổng cục Thuế đã có chỉ đạo truy thu thuế tại các cửa hàng bán hàng nhái hoặc hàng hiệu trốn thuế. Tuy nhiên, với Milano, khả năng truy thu lại thuế là rất khó. “Có vẻ như chủ thật của Milano đã kịp trốn ra nước ngoài. Chỉ còn cách truy thu lại một phần thuế bằng cách bán thanh lý số hàng còn lại”, vị đại diện một hãng phân phối hàng hiệu nổi tiếng nói.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Bạn có thể quan tâm