Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Hai bức tranh trái ngược trong 'ngày buồn' với nước Mỹ

Việc Tòa án Tối cao đảo ngược phán quyết công nhận quyền phá thai của phụ nữ đã phản ánh sự phân cực sâu sắc trong lòng nước Mỹ.

Nuoc My phan cuc sau phan quyet cua toa an anh 1

Ngày 24/6, vài phút sau khi Tòa án Tối cao Mỹ đảo ngược phán quyết vụ kiện Roe v Wade, tổng chưởng lý Missouri đã​​ đề xuất lệnh cấm phá thai ở tiểu bang này.

Cùng lúc đó, tại một phòng khám trong bang Missouri, 40 phụ nữ đang đợi để đặt lịch hẹn. Nhân viên phòng khám lúc này bối rối không biết họ có được phá thai hay không. Tiến sĩ Gabrielle Goodrick, chủ phòng khám cho biết: “Chúng tôi đã nói một nhóm người về nhà. Họ rất tức giận”.

Trong khi đó, tại bang Ohio, Candice Keller, một người ủng hộ luật cấm phá thai sau 6 tuần thai kỳ, đã vỡ òa trong niềm vui sướng. “Tôi òa khóc. Đó là một trận chiến mà bạn cảm giác như mình sẽ không bao giờ chiến thắng. Nhưng chúng tôi đã chiến thắng”.

Mặc dù đã được dự đoán từ lâu, việc Tòa án Tối cao Mỹ đảo ngược phán quyết lịch sử Roe v Wade vẫn gây ra làn sóng phản ứng dữ dội trên khắp nước Mỹ.

Theo New York Times, làn sóng ấy phản ánh một quốc gia phân cực: Một bên là sự hân hoan và nhẹ nhõm, bên kia là sự phẫn nộ và đau buồn.

Tổng thống Joe Biden lên án quyết định loại bỏ quyền phá thai của Tòa án Tối cao Mỹ là "sai lầm bi thảm". Ông gọi đây là ngày buồn đối với tòa án và cả nước Mỹ.

“Khi (Roe v Wade) bị loại bỏ, điều rõ ràng là sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ ở quốc gia này đang gặp nguy hiểm”, nhà lãnh đạo Mỹ nói. "Đây là một con đường cực đoan và nguy hiểm mà tòa án đang vạch ra cho chúng ta".

Nuoc My phan cuc sau phan quyet cua toa an anh 2

Ngày 24/6, Tòa án Tối cao Mỹ đảo ngược phán quyết công nhận quyền phá thai của phụ nữ, gây ra phản ứng trái chiều và các cuộc biểu tình trên toàn quốc. Ảnh: AP.

Hai thái cực

Khi các cuộc biểu tình bùng lên bên ngoài Tòa án Tối cao, phe ủng hộ và phản đối phá thai hô vang các khẩu hiệu trái ngược nhau. Cảnh sát đã phải cử thêm các sĩ quan để xếp hàng rào ngăn tòa án và tòa nhà Capitol bên kia đường.

Nhưng sự mâu thuẫn vượt xa ngoài phạm vi Washington.

Tại bang South Dakota, Dale Bartscher, Giám đốc South Dakota Righ to Life, một tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ quyền con người cho biết: “Nếu có hoa giấy, tôi sẽ tung chúng lên cao. Ngày hôm nay, chúng ta ăn mừng điều mà chúng ta hằng mơ ước, ủng hộ và nỗ lực thực hiện hóa: Sự đảo ngược Roe v. Wade”.

David Ripley, Giám đốc của một tổ chức chống phá thai cho biết anh từng không nghĩ mình sẽ sống đủ lâu để chứng kiến ​​ngày mà lệnh cấm phá thai có hiệu lực.

“Tòa án Tối cao cuối cùng đã thừa nhận rằng phán quyết của họ và của các tòa án liên bang trong 50 năm qua là sai lầm nghiêm trọng”.

"Tôi đang ngây ngất trong sung sướng", anh Ripley nói.

Nuoc My phan cuc sau phan quyet cua toa an anh 3

Những người phản đối phá thai vui mừng trước phán quyết của tòa án. Ảnh: New York Times.

Ở thái cực còn lại, những người ủng hộ quyền phá thai lo lắng cho hàng triệu phụ nữ sống trên một đất nước nơi phá thai là bất hợp pháp hoặc về cơ bản là không thể thực hiện được do các quy định ngặt nghèo.

Một số phụ nữ bắt đầu tích trữ thuốc phá thai. Một nhóm có tên “Shout Your Abortion” đã khởi động chiến dịch phân phát thuốc phá thai đến những phụ nữ có nhu cầu.

“Tôi biết điều này sẽ đến nhưng tôi không ngờ mình lại cảm thấy tức giận đến vậy”, bà Amalie Hahn, 49 tuổi cho biết.

“Họ muốn cấm phá thai ở bang Mississippi. Nhưng họ không chịu thừa nhận rằng Mississippi là một trong những bang tồi tệ nhất để sinh con. Trong bối cảnh thiếu hụt sữa công thức và người thu nhập thấp ở mức cao nhất mọi thời đại, họ lại đi ép phụ nữ phải sinh con. Thật điên rồ”, cô tức giận nói.

Bên trong phòng khám Pink House tại thành phố Jackson, Mississippi, các tình nguyện viên vẫn tiếp tục chăm sóc bệnh nhân. Luật sư của Pink House cho biết phòng khám sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ phá thai trong 10 ngày tới, cho đến khi lệnh cấm của Mississippi chính thức có hiệu lực.

Mất niềm tin vào tòa án

Theo New York Times, trong vòng một tháng, việc phá thai sẽ bị cấm trừ trường hợp ngoại lệ của 13 bang. Việc phá thai được dự đoán trở nên bất hợp pháp hoặc không thể tiếp cận được ở khoảng một nửa số bang trên khắp nước Mỹ, với tổng cộng 33,6 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mất quyền tiếp cận.

Hàng triệu người Mỹ chưa từng biết đến một thế giới không có quyền phá thai theo hiến pháp.

Tại bang Kansas, Mallorie McBride, 24 tuổi, cho biết cô “sốc và kinh hoàng” trước quyết định của Tòa án Tối cao.

“Chúng ta đang đi lùi lại nhiều bước. Tôi luôn tin rằng đàn ông lớn tuổi không nên đưa ra quyết định về cơ thể của phụ nữ. Là một phụ nữ độc thân ở độ tuổi 20, tôi cảm thấy không được đại diện trong quyết định của Tòa án Tối cao”.

Briana Perry, 30 tuổi, thành viên hội đồng quản trị của Healthy and Free Tennessee, một mạng lưới về quyền sinh sản ở Nashville, bang Tennessee cho biết: "Rồi sẽ còn xảy ra điều gì nữa? Không chỉ nói đến quyền sinh sản, còn nhiều quyền khác mà chúng tôi những tưởng sẽ được Tòa án đảm bảo, nhưng giờ đây chúng tôi đang mất đi niềm tin”.

Nuoc My phan cuc sau phan quyet cua toa an anh 4

Tòa án Tối cao gọi phá thai là “một vấn đề đạo đức mà người Mỹ có quan điểm mâu thuẫn gay gắt”. Ảnh: CNN.

Cuộc chiến phía trước

Sau chiến thắng, phe phản đối phá thai nhanh chóng chuyển sự tập trung vào cuộc chiến phía trước.

Ông James Bopp Jr, người dày công chống phá thai kể từ vụ Roe v Wade năm 1973, đã gọi phán quyết hôm 24/6 là “một chiến thắng toàn diện cho phong trào ủng hộ sự sống và cho nước Mỹ”. Tuy nhiên, theo ông, công việc của các lực lượng chống phá thai mới “làm được một nửa”.

“Sẽ là một nhiệm vụ to lớn - nhiều lực lượng sẽ chống lại chúng tôi”, ông Bopp nói. “Một trở ngại lớn đã được loại bỏ và bây giờ chúng tôi sẽ đảm bảo rằng luật pháp được sử dụng để bảo vệ thai nhi".

Ông Troy Newman, chủ tịch của một chiến dịch cứu hộ có trụ sở tại Kansas cho biết: “Đã đến lúc phong trào ủng hộ sự sống bắt đầu đi lên và giành chiến thắng ở các bang còn lại”.

“Chúng tôi sẽ dẹp bỏ những nhà máy phá thai bẩn thỉu, ghê tởm còn lại”, ông nói.

Nuoc My phan cuc sau phan quyet cua toa an anh 5

Nhóm phản đối phán quyết Roe v Wade đang ăn mừng sau quyết định của tòa án. Ảnh: USA Today.

Sự lựa chọn

Tại thành phố Leawood, Kansas, khi anh Daniel Morrison đang đưa bạn gái đến một phòng khám phá thai gần đó, một người biểu tình đã hét lên qua loa phóng thanh: “Bạn đang giết con mình! Bạn mang con đến một trại tử thần. Những đứa trẻ sơ sinh bị sát hại ở đây”.

Anh Morrison đáp lại: “Tôi đang giúp bạn gái của mình, tôi giúp cô ấy được lựa chọn”. Từ “lựa chọn” được anh nhấn mạnh.

Anh Morrison cho biết mình và bạn gái chưa hề chuẩn bị về mặt tài chính cũng như tinh thần cho một đứa trẻ.

“Tôi dẫn bạn gái đi phá thai không phải vì tôi muốn tiếp tục chơi bời mà không màng trách nhiệm”.

“Tôi muốn có khả năng lập kế hoạch cho cuộc sống của con tôi - cung cấp cho nó mọi thứ mà một đứa trẻ cần để có thể phát triển. Có sự lựa chọn để làm điều đó là rất quan trọng. Tôi không coi phá thai là giết người", anh nói với New York Times.

Tổng thống Biden: 'Đây là ngày buồn của nước Mỹ' Tổng thống Joe Biden ngày 24/6 cho biết việc Tòa án Tối cao lật lại phán quyết bảo vệ quyền phá thai Roe v. Wade đã đưa nước Mỹ quay về 150 năm trước.

Vụ sát hại nữ sinh 21 tuổi gây chấn động thế giới Ả Rập

Vụ việc một cô gái trẻ bị giết hại dã man giữa thanh thiên bạch nhật trên đường phố Ai Cập đã gây chấn động cả thế giới Ả Rập.

Thế giới sục sôi vì một phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ

Việc Tòa Tối cao Mỹ chấm dứt quyền phá thai vấp phải sự chỉ trích bất thường từ một số đồng minh thân cận của nước này và thúc đẩy xu hướng toàn cầu về quyền sinh sản tự do hơn.

Roe v Wade 'da chet' hinh anh

Roe v Wade 'đã chết'

0

Phán quyết chưa từng có tiền lệ của Tòa Tối cao Mỹ sẽ cho phép hơn một nửa các bang cấm phá thai và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người Mỹ.

Lê Ngọc

Theo New York Times

Bạn có thể quan tâm