Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hà Nội trồng cây trong sách đỏ trên phố

Trả lời câu hỏi về cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh, Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định, đó là cây vàng tâm - loài thực vật có giá trị, nằm trong sách đỏ.

Chi phí đốn hạ, thay mới một cây xà cừ ở Hà Nội

Tại Hà Nội, đơn giá của thành phố cho chặt hạ, đào gốc, lấp đất một cây xà cừ là từ 4,5 đến 35 triệu đồng. Còn chi phí trồng cây thay thế là 10 triệu đồng.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, việc trồng cây có trong sách đỏ trên phố Nguyễn Chí Thanh là để bảo tồn. Và cây vàng tâm cũng được trồng thí điểm ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội.

Mô tả về cây vàng tâm, Sở cho biết, cây cao trung bình 25-30 m, đường kính thân cây 70-80 cm. Vỏ có màu xám trắng, thịt vàng nhạt. Lá chất da, dày, hình mác bầu dục dài, dày 5-17 cm, rộng 1,5-6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm; hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1-2 cm, bao hoa màu trắng.

Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định, cây trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm, có trong sách đỏ, cần bảo tồn. Ảnh: Lê Hiếu.
Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định, cây trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm, có trong sách đỏ, cần bảo tồn. Ảnh: Lê Hiếu.

Trả lời câu hỏi “Việc tạm dừng chặt cây là bao lâu, có thể tiếp tục chặt hạ bao nhiêu cây?”, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, UBND TP đã có chỉ đạo dừng việc chặt hạ, thay thế cây hàng loạt. Sở Xây dựng sẽ rà soát, đánh giá, phân loại những cây phải hạ chuyển, bổ sung, thay thế, lập kế hoạch lộ trình thực hiện từng bước. Việc này nhằm đảm bảo duy trì mật độ cây xanh trên từng tuyến phố.

Đơn vị này cũng sẽ tổng hợp, báo cáo xin ý kiến của UBND TP. Sau khi được thông qua việc rà soát, Sở sẽ cung cấp thông tin về kế hoạch, lộ trình thực hiện.

Xe chở cây bị chặt nườm nượp trên đường Hà Nội

Từng chiếc ô tô tải chở gốc, cành, thân của 381 cây xanh bị chặt bỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) đi khắp phố phường đã gây cảm giác bùi ngùi, tiếc nuối cho nhiều người dân.

Thông tin về điểm đến của những cây xanh bị chặt hạ, Sở Xây dựng cho hay, cây còn đủ điều kiện sinh trưởng sẽ được chuyển về vườn ươm để chăm sóc, sau đó được trồng ở các công viên, vườn hoa.

Số lượng gỗ, củi đã chặt hạ được kiểm đếm, xác định khối lượng và tập kết tại kho của các đơn vị, Sở Xây dựng phối hợp lập hồ sơ quản lý. Sở Tài chính sẽ phối hợp để tổ chức xác định giá. Cây có giá trị được tổ chức đấu giá theo quy định.

Sở Xây dựng một lần nữa phủ nhận thông tin doanh nghiệp đứng sau việc chặt cây vừa qua, Số tiền lên đến hàng trăm tỷ sau khi bán gỗ cũng không có cơ sở. Toàn bộ số gỗ, củi thu được hiện đang tập kết tại kho của các đơn vị và chưa được bán. Tiền thu được sau khi đấu giá sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

Về nguồn gốc, giá thành các cây thay thế, đơn vị chủ trì đề án thay thế 6.700 cây xanh cho biết, cây được ủng hộ, hỗ trợ thông qua việc thuê các đơn vị chuyên ngành thực hiện. Giá cây xanh do các đơn vị hỗ trợ tự quyết định mua hoặc ủng hộ cây. 

Các cây này đều được Sở Xây dựng nghiệm thu sau khi trồng và đảm bảo cây sống mới hết trách nhiệm.

Nguồn kinh phí thay thế, chặt hạ cây theo Sở Xây dựng là bao gồm cả vốn ngân sách và xã hội hóa. Tuy nhiên số tiền cụ thể chưa được công bố vì "đang triển khai nên chưa có số liệu quyết toán".

Điểm tập kết những cây xanh ở Hà Nội sau khi bị đốn hạ

Về thông tin điểm tập kết không có nhiều thân gỗ mà đa số gốc, cây sâu mục, Phó giám đốc Công ty cây xanh Hà Nội nói: “Sẽ kiểm tra, tổng kết từ các đơn vị và báo cáo sau”.

 

Đánh giá cây sâu mục bằng quan sát

Sở Xây dựng cho biết, việc đánh giá cây sâu mục được thực hiện theo phương pháp trực quan thực tế ngoài hiện trường. Việc chặt hạ cây sâu mục được thực hiện theo quy định, trong trường hợp có nguy cơ gẫy đổ, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh chụp ảnh, thông báo cho chính quyền sở tại lập biên bản để thực hiện ngay.

Công Khanh

Bạn có thể quan tâm