Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa có báo cáo về quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị (metro) Hà Nội.
Cụ thể, theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2035, hệ thống metro có 10 tuyến với tổng chiều dài khoảng 410km.
Vừa qua, TP Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô tầm nhìn đến 2065, bổ sung thêm 5 tuyến metro với tổng chiều dài 200km. Như vậy, Hà Nội sẽ có 15 tuyến metro với tổng chiều dài 610km.
Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho rằng, hệ thống metro đối với Thủ đô cũng như TPHCM là loại hình vận tải hành khách công cộng cực kỳ quan trọng. Metro là xương sống trong hệ thống hạ tầng giao thông đô thị, đặc biệt là đô thị đặc biệt như Hà Nội.
Dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng, đến nay, TP Hà Nội đã đưa tuyến metro Cát Linh – Hà Đông và đoạn trên cao của metro Nhổn – ga Hà Nội vào khai thác thương mại. “Đây là cột mốc đáng nhớ với Hà Nội, được nhân dân đón nhận, đánh giá rất cao”, ông Dương Đức Tuấn chia sẻ.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, thành phố đã chủ động phối hợp với Bộ GTVT và các đơn vị liên quan triển khai Kết luận 49 của Bộ Chính trị. Theo đó, trước năm 2035, Hà Nội sẽ hoàn thành xây dựng hơn 10 tuyến metro.
Thời gian để hoàn thành hơn 10 tuyến metro chỉ còn hơn 10 năm. “Nếu làm như các tuyến metro cũ thì đây là thách thức cực lớn về nguồn lực, nguồn vốn, cơ chế thực hiện”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.
Về mục tiêu cụ thể, ông Dương Đức Tuấn cho biết, Hà Nội phấn đấu đến năm 2035 hoàn thành 10 tuyến metro với chiều dài 410km. Trong đó, giai đoạn 2024-2030, xây dựng 96,8km, tổng mức đầu tư 14,6 tỷ USD. Giai đoạn 2031-2035, xây dựng 301km, tổng mức đầu tư khoảng 22,5 tỷ USD.
Tổng nhu cầu vốn làm hệ thống metro của Thủ đô đến năm 2035 cần khoảng 37,1 tỷ USD. Qua rà soát, trong hơn 10 năm tới, TP Hà Nội có thể huy động hơn 28 tỷ USD đầu tư cho hệ thống metro. Đến năm 2035, Hà Nội cần Trung ương hỗ trợ gần 9 tỷ USD.
Sớm khởi công hai tuyến metro
Ông Dương Đức Tuấn cho biết, TP Hà Nội đang tập trung nguồn lực làm tuyến metro số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo và tuyến metro số 3, đoạn ga Hà Nội – Hoàng Mai.
Trong đó, Hà Nội dự kiến khởi công metro số 2 trong năm 2025. Với tuyến metro số 3, Hà Nội mong muốn các đơn vị liên quan phê duyệt đề xuất sử dụng vốn ODA để triển khai các bước tiếp theo.
Theo quy hoạch, tuyến metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài 11,5km, gồm 8,9km đi ngầm và 2,6km đi trên cao, có 10 đoàn tàu; tổng mức đầu tư dự án khoảng 35.588 tỷ đồng. Hà Nội dự kiến hoàn thành tuyến metro này trong năm 2029.
Tuyến metro ga Hà Nội – Hoàng Mai có chiều dài 8,7km, đi ngầm toàn bộ theo hành lang Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Kim Ngưu - Nguyễn Tam Trinh; tổng mức đầu tư dự án khoảng 40.500 tỷ đồng.
Những cuốn sách hay về đô thị Hà Nội
Hà Nội chuyện xưa phố cũ gồm 39 đoản văn biên khảo về các hoạt động ở Hà Nội giữa thế kỷ XX trở về trước, từ chuyện phố xá, quy hoạch, đến chuyện ăn, chuyện mặc,... của người Hà thành.
Mùa đi qua phố - bạn đọc sẽ rung động theo những cảm nhận riêng, đôi khi rất khác nhau về Hà Nội trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Ngắm tuyến Metro Hà Nội trị giá 35.000 tỷ đồng trước ngày vận hành
Tuyến đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội dự kiến sẽ vận hành từ ngày 9/8 và miễn phí vé trong 15 ngày đầu tiên cho hành khách trải nghiệm.
Chủ tịch Hà Nội đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế làm 400 km metro
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị Thủ tướng ban hành cơ chế, chính sách "đặc thù, đột phá" để hoàn thiện hơn 10 tuyến đường sắt đô thị (metro) với tổng chiều dài khoảng 400 km.
Xong 400 km metro trong 11 năm là thách thức rất lớn với Hà Nội
Theo ông Nguyễn Cao Minh, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, mục tiêu từ nay đến năm 2035 làm xong 10 tuyến metro với tổng chiều dài 400 km là thách thức rất lớn.