Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hà Nội ra mắt thế hệ lãnh đạo mới

Sáng 3/11, Đại hội Đảng bộ Hà Nội bế mạc với lễ ra mắt của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng bộ Thành ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.

 

Hà Nội ra mắt thế hệ lãnh đạo mới

Sáng 3/11, Đại hội Đảng bộ Hà Nội bế mạc với lễ ra mắt của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội

  • Ngô Thị Thanh Hằng

    Tuổi: 55

    Quê quán: Xã Đại An, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

    Trình độ: Thạc sĩ kinh tế, cử nhân luật

    Bà Ngô Thị Thanh Hằng sinh năm 1960 ở xã Đại An, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

    Năm 2003, bà Hằng là Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng và một năm sau giữ chức Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội. Năm 2011, bà làm Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy.

    Tháng 1/2015, Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội đã bầu bổ sung bà Hằng làm Phó bí thư Thành ủy.

  • Nguyễn Thị Bích Ngọc

    Tuổi: 54

    Quê quán: Xã Đông Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội

    Trình độ: Cử nhân luật, cử nhân sư phạm

    Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc sinh năm 1961 ở xã Đông Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội, hiện là Chủ tịch HĐND TP Hà Nội.

    Bà Ngọc từng giữ các chức vụ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tây, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tây; Bí thư Thành ủy Hà Đông; Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Hà Tây; Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội; Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, Đại biểu Quốc hộ khóa 11, 12.

    Tháng 1/2015, Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội bầu bổ sung bà Ngọc làm Phó bí thư Thành ủy.

  • Đào Đức Toàn

    Tuổi: 53

    Quê quán: xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

    Trình độ: Cử nhân kinh tế

    Ông Đào Đức Toàn sinh năm 1962 ở xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

    Ông Toàn nhiều năm công tác ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) và kinh qua các chức vụ Phó trưởng ban Dân vận Quận ủy, Phó trưởng ban Tổ chức Quận ủy, Trưởng Ban tổ chức Quận ủy, Phó bí thư thường trực Quận ủy.

    Sau đó, ông lên làm Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội. Tháng 3/2015, ông được phân công giữ chức Trưởng ban Tổ chức Thành ủy.

     

  • Nguyễn Đức Chung

    Tuổi: 48

    Quê quán: Xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

    Trình độ: Tiến sĩ luật học, cử nhân kinh tế, điều tra viên cao cấp

    Ông Nguyễn Đức Chung sinh năm 1967 ở xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

    Ông Chung là thiếu tướng, Giám đốc Công an Hà Nội, đại biểu Quốc hội khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

    Ông từng giữ chức vụ Phó giám đốc Công an TP Hà Nội, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội; tháng 9/2012, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an thành phố và gần một năm sau được phong hàm thiếu tướng.

    Ông Chung được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2004.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội khóa XVI

  • Trần Quang Cảnh

    Trưởng Ban Dân vận TP Hà Nội

  • Nguyễn Quang Huy

    Trưởng Ban Nội chính TP Hà Nội

  • Vũ Hồng Khanh

    Phó chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội

  • Lê Hồng Sơn

    Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội

  • Nguyễn Văn Sửu

    Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội

  • Nguyễn Ngọc Tuấn

    Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội

  • Nguyễn Quốc Hùng

    Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội

  • Nguyễn Thị Tuyến

    Chủ tịch Liên đoàn lao động TP Hà Nội

  • Nguyễn Doãn Anh

    Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô

  • Nguyễn Văn Phong

    Phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy

  • Vũ Đức Bảo

    Bí thư Quận ủy Long Biên

  • Nguyễn Lan Hương

    Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng

Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung làm Phó bí thư Hà Nội

Ban chấp hành bầu 4 phó bí thư Thành ủy gồm ông Nguyễn Đức Chung (48 tuổi, Giám đốc Công an Hà Nội), bà Ngô Thị Thanh Hằng (55 tuổi), bà Nguyễn Thị Bích Ngọc (54 tuổi, Chủ tịch HĐND Hà Nội) và ông Đào Đức Toàn (53 tuổi, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy).


Những thách thức với tân lãnh đạo Hà Nội

Hà Nội đã thay đổi diện mạo trong 5 năm vừa qua nhưng vẫn còn khá nhiều việc làm chưa tốt, hoặc còn có thiếu sót, tập trung vào 3 vấn đề: tăng trưởng kinh tế, quy hoạch đô thị và chất lượng nguồn nhân lực.


Hà Nội cần làm gì để thành đô thị hiện đại?

Trong 5 năm vừa qua, Hà Nội đã hoàn tất những công trình mang dấu ấn như nhà ga T2 Nội Bài, cầu Nhật Tân, đường trên cao tại vành đai 3, các cầu vượt thép ở nội đô... Tuy nhiên, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị ở một số lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.


Năm 2020 người Hà Nội thu nhập bình quân 6.800 USD

Hà Nội đặt mục tiêu đưa thu nhập bình quân người dân lên 6.800 USD vào năm 2020, tăng gần gấp đôi so với 2015 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với TP HCM (9.800 USD).


'Hà Nội là đầu não về khoa học, giáo dục, kinh tế'

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Hà Nội phải đi đầu trong việc nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới căn bản giáo dục, đào tạo, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông và đô thị, ứng dụng công nghệ cao thân thiện môi trường.


‘Lãnh đạo Hà Nội phải có tầm, có thực tiễn’

Hà Nội là thủ đô, là trung tâm của cả nước nên phải đi đầu. Trước hết, đó là xây dựng được Đảng bộ có trí tuệ, tri thức, phát huy khối đại đoàn kết các tầng lớp nhân dân; chống và khắc phục cho được tham nhũng, tiêu cực, những hạn chế, khuyết điểm của khóa này.


Mô hình Hà Nội trong tương lai

Thủ đô dự kiến thay da đổi thịt vào năm 2030 với hàng loạt công trình lớn nhỏ cùng nhiều thành phố vệ tinh. Hệ thống cơ quan, công sở, an ninh quốc phòng, các cơ quan đầu não của Đảng, Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ được đặt tại khu vực Ba Đình.


Hà Nội hiện đại nhìn từ trên cao

Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của các khu đô thị mới, cao ốc cùng các cây cầu, công trình giao thông mới, Hà Nội đang ngày càng hiện đại và xứng tầm châu lục.

Bạn có thể quan tâm