Sáng 14/1 (23 tháng Chạp), trên phố Trích Sài (Thụy Khuê, Tây Hồ), đoạn từ Đình Võng Thị đến Chùa Sài, bất ngờ xuất hiện tấm biển "Nghiêm cấm phóng sinh các loài thủy sản xuống hồ". |
Theo bà Vũ Thị Minh Tâm (chi hội Phụ nữ 15, phường Bưởi, quận Tây Hồ), hiện tượng cá liên tục chết và nổi nhiều trên mặt hồ xuất hiện hơn 2 tháng nay. “Để tránh tình trạng này lặp lại, chúng tôi phải vận động người dân hạn chế phóng sinh cá vào ngày 23 tháng Chạp”, bà Tâm cho biết thêm. |
Chính quyền địa phương cũng cắt cử lực lượng công an làm nhiệm vụ, tuyên truyền cho người dân không thả cá. Hội Liên hiệp Phụ nữ cũng hướng dẫn người dân thả cá vào các xô, chậu chung, sau đó lực lượng chức năng phóng sinh tại sông Hồng, nhưng vẫn có nhiều người dân thả cá xuống hồ, mặc sự ngăn cản của lực lượng chức năng. |
Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ việc xả túi nylon, lư hương, bàn thờ... trong ngày tiễn ông Táo về trời, một nhóm tình nguyện viên có mặt tại cầu Long Biên để hỗ trợ người dân thả cá đúng cách. |
Dọc hai bên cầu Long Biên, nhiều khẩu hiệu tuyên truyền về cách thả cá chép được treo lên, một số vận động viên còn đặt bàn, hóa trang để thu hút người dân chú ý đến hoạt động của mình. |
Nối tiếp hoạt động từ năm 2021, các tình nguyện viên năm nay tiếp tục thực hiện tuyên truyền, phân chia theo từng đội: Đội truyền thông, đội hỗ trợ thả cá, đội thu tro nhang… |
Các tình nguyện viên thu tro rồi bỏ vào túi, buộc dây và thả xuống cho đội phía dưới. |
Các tình nguyện viên ở phía dưới cầu Long Biên đảm nhận nhiệm vụ nhận tro, thả xuống sông và nhặt rác nhằm hạn chế tình trạng tro bay mù mịt khi thả xuống. Duy Khánh (sinh viên năm nhất của Đại học Giao thông Vận tải) cùng các bạn trong đội có mặt tại đây từ 4h. |
Nhận nhiệm vụ thả cá, Diệu Thùy (học sinh lớp 11, trường THPT Cao Bá Quát) cùng các bạn động viên người dân không thả cả cá và túi nylon xuống sông. |
Tuy nhiên, dưới chân cầu, nhiều người dân thả cá xuống sông Hồng và vứt túi nylon tại bờ. |
Bao bì được treo 2 bên cầu Chương Dương để người dân có sẵn nơi bỏ rác sau khi thả cá. |
Tại hồ Thiền Quang, một trong những địa điểm người dân lựa chọn thả cá nhiều nhất ở Hà Nội, cũng được bố trí nhiều xe rác cạnh các lối đi xuống hồ. |
Sách hay về đô thị
Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.
Hà Nội một thuở phố và người ghi dấu những nét văn hóa riêng, đặc trưng của Hà Nội và người Hà Nội qua từng thời kỳ dưới góc nhìn của một con người Hà Nội, đã gắn bó với mảnh đất thủ đô. Tác phẩm như tiếp lửa cho những con người yêu Hà Nội thêm hiểu và gắn bó với mảnh đất này.