Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hà Nội khẳng định không gian dối trong kết quả khảo sát cấm xe máy

Phiếu khảo sát được Công an Hà Nội, công an các phường và tổ dân phố phát ra đều ghi rõ tên tuổi, địa chỉ của người dân.

'Không thể phát phiếu khảo sát đến tất cả người dân Hà Nội' Hà Nội đã phát hơn 16.000 phiếu khảo sát cấm xe máy và thu về được hơn 15.000 phiếu.

Thông tin Hà Nội lên lộ trình hạn chế xe máy vào nội thành từ năm 2030 đã tạo ra những luồng ý kiến trái chiều. Nhiều câu hỏi được đặt ra, khi Hà Nội cấm xe máy, người dân sẽ đi bằng phường tiện gì.

Bên cạnh đó, mấy ngày qua, trên mạng xã hội, nhiều người dân Hà Nội cảm thấy ngỡ ngàng khi thành phố đưa ra con số 90% người dân đồng ý hạn chế xe máy vào nội thành.

Phieu khao sat cam xe may Ha Noi anh 1
Nhiều người bức xúc khi Hà Nội lên lộ trình cấm xe máy từ năm 2030. Ảnh: L.Q.

Trên 90% ý kiến ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân

Sáng 30/6, trao đổi tại buổi tọa đàm Hà Nội hạn chế xe cá nhân - Những lo lắng của người dân do báo Giao thông tổ chức, ông Lê Đỗ Mười (Viện phó Viện Chiến lược GTVT) khẳng định không thể có một cuộc điều tra trên toàn thành phố mà chỉ có chọn mẫu mẫu tại các quận, huyện.

Đối tượng khảo sát cả người có và không sử dụng xe máy, từ cán bộ đến lao động tự do.

Để thực hiện được điều này, Sở GTVT và Viện đã phối hợp với Công an Hà Nội, cảnh sát khu vực, tổ trưởng tổ dân phố đi phát phiếu. Hơn 16.000 phiếu đã được phát và thu về hơn 15.000 phiếu.

Phieu khao sat cam xe may Ha Noi anh 2
Ông Lê Đỗ Mười khẳng định việc kết quả khảo sát được công bố hoàn toàn khách quan. Ảnh: Văn Chương.

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ ủng hộ đề án tăng cường quản lý, hạn chế hoạt động của phương tiện giao thông cá nhân của người dân thủ đô là 84%, trong khu vực vành đai 3 là trên 85%.

Số người ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân và lộ trình dừng hoạt động xe máy là trên 90%. Đi kèm với đó là điều kiện người dân thủ đô yêu cầu phải nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng để đáp ứng nhu cầu đi lại.

Ngoài ra, trên 71% người dân được lấy ý kiến ủng hộ việc điều chỉnh giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông.

“Trên mẫu phiếu khảo sát có chữ ký của từng người được hỏi, cả tổ trưởng tổ dân phố và cảnh sát khu vực. Đây là phiếu chính danh đã được cụ thể hoá. Chúng tôi khẳng định làm khách quan, không gian dối trong kết quả”, ông Mười khẳng định.

Cũng theo vị này, trên thế giới chưa có quốc gia nào căn cứ vào tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu đi lại để ban hành lệnh dừng xe máy.

Với Hà Nội, đến năm 2030 khu vực nội đô từ vành đai 4 trở vào, vận tải công cộng đáp ứng tối thiểu 40-50% nhu cầu thì dừng xe máy.

Từ nay đến 2030, Hà Nội sẽ xin đầu tư 8 tuyến đường sắt với nhiều hình thức. Với quy hoạch như thế, tỷ lệ vận tải công cộng sẽ đáp ứng 40-50% nhu cầu đi lại của người dân.

Người dân có thói quen 100 m cũng đi xe máy

Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện cho biết khi nghiên cứu kinh nghiệm của các đô thị lớn khi dừng phương tiện xe máy, các nước Trung Quốc, Myanmar chỉ đưa ra lộ trình 3-6 năm.

Thời gian đầu, Sở GTVT cùng Viện Chiến lược GTVT đưa ra mốc 2025. Khi đưa ra hội thảo lấy ý kiến, các chuyên gia cho rằng, mốc từ 2016-2025 quá gấp gáp, chưa đủ thời gian.

Phieu khao sat cam xe may Ha Noi anh 3
Phiếu khảo sát cấm xe máy được phát ở 30 quận huyện trên địa bàn Hà Nội.

Sau khi cân nhắc, Sở cùng Viện Chiến lược GTVT cho rằng thời điểm 2030 khi kết cấu hạ tầng đã được đồng bộ, hệ thống giao thông công cộng, đủ điều kiện để dừng hoạt động của xe máy.

Hà Nội phải đưa ra lộ trình chiến lược phát triển, xây dựng kế hoạch, đáp ứng chỉ tiêu. Năm 2030, khi phương tiện công cộng đã đáp ứng được nhu cầu đi lại, HĐND thành phố có thẩm quyền quyết định là dừng xe máy vào tháng 1 hay tháng 12.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng hiện nay người dân có thói quen đoạn đường chỉ 100 m cũng đi xe máy. Từ nay đến 2030, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng là tạo thói quen cho người dân sử dụng phương tiện công cộng.

"Nếu nhà trong ngõ nhỏ, cách đường lớn dưới 500 m, người dân hoàn toàn có thể đi bộ hoặc đi xe đạp. Hà Nội đang cố gắng thực hiện tốt nhất việc kết nối phương tiện công cộng đến từng con phố để phục vụ người dân", ông Viện khẳng định.

Cấm xe máy giúp tăng trưởng GDP

Ông Lê Đỗ Mười khẳng định trong đề án không chỉ nhằm mỗi đối tượng xe máy mà cả ôtô. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm trên thế giới không có quốc gia nào dừng hoạt động của ôtô mà chỉ có các biện pháp kinh tế để hạn chế ôtô.

Tại Trung Quốc, sau 10 năm, có 148 thành phố dừng hoạt động xe máy và 170 thành phố cấm xe máy hoạt động theo giờ. Đến năm 2016, GDP của các thành phố dừng xe máy ở Trung Quốc có sự tăng trưởng so với thành phố không cấm từ 0,5-1%.

'Hà Nội không vội vàng khi đề xuất cấm xe máy vào nội đô'

Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội khẳng định trong khi các nước như Indonesia, Trung Quốc chỉ cần 5-10 năm để cấm xe máy thì Hà Nội đã đưa ra lộ trình 13 năm.




Văn Chương

Bạn có thể quan tâm