Dữ liệu bản đồ cập nhật từ Google Maps cho thấy tình trạng ùn ứ nghiêm trọng kéo dài trên nhiều tuyến đường vào các thành phố lớn trong sáng ngày 2/5. Vấn đề kéo dài đến tận trưa nay, khi những đoạn ở vùng ven, cửa ngõ vẫn được báo cáo tình trạng di chuyển chậm chạp.
Với các đợt trước, việc ùn ứ thường xảy ra trên các tuyến đường ôtô di chuyển trong ngày cuối của lần nghỉ lễ. Dịp 30/4-1/5 năm nay, Google Maps báo việc kẹt xe chủ yếu với phương tiện xe máy, ở đêm cuối cùng của đợt nghỉ và sáng ngày trở lại làm việc.
Hương Giang, ngụ tại tỉnh Bình Thuận, chọn di chuyển đến TP.HCM sau lễ bằng xe máy, gặp phải ùn ứ ở cửa ngõ thành phố. “Năm ngoái đi xe khách bị kẹt trên cao tốc nhiều giờ nên năm nay tôi chọn đi xe máy từ sáng sớm cho đỡ nắng, dễ luồn lách. Không ngờ đến Biên Hòa đường bắt đầu đông, gặp nhiều người khác cũng đi xe máy. Mở Google Maps thấy hiện đoạn kẹt kéo dài lên đến tận ngã tư Thủ Đức”, người dùng chia sẻ.
Theo dữ liệu từ Google Maps, đoạn đường cửa ngõ phía Đông TP.HCM từ Công viên Văn hóa Suối Tiên đến cầu Rạch Chiếc có nhiều đoạn hiển thị màu màu đỏ thẫm, di chuyển rất chậm trong sáng 2/5. Tuyến Quốc lộ 1A qua TP Thủ Đức, nối đến quận 12 vẫn còn “đỏ” đến tận trưa.
Tương tự với Hà Nội, các cửa ngõ phía Nam (đường Vành đai 3 qua cầu Thanh Trì), phía Đông (cầu Vĩnh Tuy) và phía Bắc (cầu Thăng Long đi quốc lộ 2) Google Maps cũng báo cáo tình trạng giao thông quá tải. Vấn đề xuất hiện trên những đoạn dài, không chỉ cục bộ một số điểm như thông thường.
Hiện tại khi tìm kiếm dẫn đường có đi qua các tuyến bị kẹt xe, ứng dụng điều hướng đến các ngách, ngõ hẻm dọc tuyến chính hoặc đường xa hơn để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên tình trạng những điểm kẹt cục bộ kéo dài nhiều giờ không xuất hiện trong đợt nghỉ lễ này.
Ứng dụng nói trên hiển thị màu sắc xanh, cam, đỏ, nâu để phân loại tốc độ di chuyển trên đường theo thời gian thực. Theo đó, các sắc cam, đỏ, nâu nhằm chỉ việc di chuyển từ chậm đến rất chậm. Đồng thời, dữ liệu giao thông còn được dùng để ước tính thời gian lưu thông giữa hai điểm.
Tính năng này của Google Maps hoạt động bằng cách thu thập dữ liệu từ người dùng chia sẻ vị trí của họ trên ứng dụng. Bằng cách này, công ty cung cấp thông tin cập nhật về giao thông trong thời gian thực trên Maps.
Trước khi tận dụng vị trí của người dùng, Google dùng các máy quay, cảm biến giao thông được lắp đặt bởi nhà chức trách để cập nhật tình trạng di chuyển. Những thiết bị này sử dụng công nghệ radar, hoặc laser hồng ngoại để quét tổng thể lượng phương tiện và tốc độ của chúng.
Tuy nhiên, các công cụ này chỉ có mặt ở một số đoạn đường, quốc gia nhất định. Do đó, mức độ phản ánh giao thông của Google Maps trước đây không được phủ rộng.
Nếu có nhiều người cùng di chuyển chậm chạp trên một con đường, lượng lớn dữ liệu tại cùng một vị trí được cung cấp cho Google. Từ đó, ứng dụng có đủ thông tin để hiển thị đường màu vàng để chỉ phương tiện di chuyển chậm, hoặc đỏ, nâu nếu có vật cản phía trước.
Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội
Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.
Giá smartphone, laptop sắp tăng mạnh
Ngành bán lẻ rơi vào thế khó khi chịu áp lực phải chiết khấu để kích cầu, trong khi giá nhập bị đội vì USD tăng.
Nghịch lý ở thị trường gọi xe công nghệ lớn nhất thế giới
Tại Trung Quốc, các tài xế đang phải vật lộn để đối phó với thu nhập thấp, thời gian làm việc kéo dài và rủi ro về sức khỏe trong bối cảnh thị trường gọi xe bão hòa.
Erling Haaland tạo cột mốc lịch sử trong game
Tựa game đình đám Clash of Clans chính thức công bố nhân vật Vua Man Di của Erling Haaland cập bến từ ngày 1/5.