Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gojek tiếp tục chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam

Theo đuổi định hướng phát triển bền vững, Gojek trở thành doanh nghiệp tiêu biểu cho mô hình “Tạo ra giá trị chia sẻ - Creating shared value”.

Sự ra đời của Gojek không đến từ ý tưởng mô hình kinh doanh đơn thuần. Trước thực trạng nhiều tài xế truyền thống thường xuyên “ế khách”, trong khi khách hàng không gọi được xe, Gojek nhận ra bài toán: Sử dụng công nghệ kết nối tài xế với hành khách có nhu cầu.

Tạo ra giá trị chia sẻ - chiến lược “cùng thắng” của Gojek

Thời điểm ra đời ở Indonesia năm 2010, Gojek hướng đến mục tiêu “Tạo giá trị chia sẻ - Creating shared value (CSV)” thay vì doanh số đơn thuần.

Trong nhiều lần chia sẻ, lãnh đạo Gojek Việt Nam khẳng định mọi quyết định và chiến lược kinh doanh của hãng phải trả lời được câu hỏi: Giá trị chia sẻ với hệ sinh thái là gì?. Nói cách khác, kết quả hoạt động của Gojek đến từ việc giải quyết được bao nhiêu bài toán của xã hội.

Gojek,  GoFood anh 1

Từ tổng đài điều phối cuộc gọi giúp kết nối tài xế với hành khách, Gojek phát triển thành ứng dụng đa dịch vụ, tăng thu nhập cho hàng triệu người lao động.

Với mô hình CSV, Gojek tạo ra tác động tích cực cho đối tác qua hệ sinh thái dịch vụ. Những tác động tích cực này tác động trở lại, giúp doanh nghiệp phát triển. Theo đó, CSV được xem là mô hình “win - win”, tức các bên cùng có lợi. Không chỉ tạo giá trị kinh tế bền vững, mô hình này tác động đến hệ sinh thái doanh nghiệp và cộng đồng.

Tác động dễ nhận nhận thấy là tạo ra cơ hội thu nhập cho đối tác tài xế, giúp họ tiếp cận công nghệ và cách làm dịch vụ chuyên nghiệp; đồng thời nâng cao tính hiệu quả, minh bạch, an toàn khi kết nối với người dân có nhu cầu. Cảm giác “thuộc về" một cộng đồng cũng là điều đối tác cảm nhận qua sáng kiến của Gojek.

Bên cạnh hỗ trợ vật chất, Gojek mang đến chương trình hỗ trợ tinh thần như tặng quà, tổ chức xem phim, tri ân đối tác tài xế và gia đình… Qua đó, doanh nghiệp giúp đối tác tài xế cảm thấy gắn bó, an tâm thực hiện công việc.

Đối với chủ quán ăn, nhà hàng trong hệ sinh thái, Gojek triển khai chiến dịch “Để không ai bị bỏ lại phía sau” năm 2020-2021, tiếp nối bằng chương trình “Quán nhỏ vượt sóng to” năm 2022. Các chương trình hướng đến mục tiêu trang bị kỹ năng, kiến thức và công cụ cho chủ cửa hàng vừa, nhỏ và siêu nhỏ; giúp họ tham gia nền kinh tế số, bắt nhịp xu hướng người tiêu dùng hiện đại. Thông qua chuỗi dự án, Gojek giúp cải thiện sinh kế cho hàng trăm chủ quán ăn nhỏ, siêu nhỏ, đồng thời mở rộng mạng lưới nhà hàng và danh sách món trên GoFood.

“Việt Nam là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Gojek. Chúng tôi cam kết tiếp tục hoạt động và mở rộng sự hiện diện để đáp ứng tiềm năng tăng trưởng của thị trường, không ngừng cải thiện sản phẩm và dịch vụ. Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam và thúc đẩy sự tăng trưởng của từng thành viên trong hệ sinh thái”, lãnh đạo Gojek chia sẻ.

Trong năm qua, Gojek Việt Nam triển khai nhiều dịch vụ mới như mô hình GoCorp dành cho khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ gọi xe công nghệ 7 chỗ GoCar XL. Dịch vụ mới nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam, giúp mở rộng phân khúc khách hàng.

Ngoài ra, hãng giới thiệu nhiều tính năng mới để tăng tiện ích cho người dùng, trong đó có thanh toán không tiền mặt bằng ví điện tử.

Mang lại tác động xã hội tích cực và giá trị cộng hưởng

Nhờ chiến lược phát triển bền vững, Gojek phát triển thành công hệ sinh thái. Số liệu từ hãng cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng đơn hàng đặt qua nền tảng GoFood tăng 72% so với cùng kỳ năm 2021, doanh số trung bình của các nhà bán hàng tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại, hãng có hàng trăm nghìn đối tác tại Việt Nam, phục vụ nhu cầu của hàng triệu người dùng.

Gojek,  GoFood anh 2

Gojek giúp các cửa hàng tiếp cận khách hàng tiềm năng, góp phần gia tăng doanh số.

Bên cạnh con số tăng trưởng ấn tượng, các sáng kiến, hoạt động của Gojek đóng góp giá trị tích cực cho cộng đồng và xã hội. Điển hình sau 2 mùa triển khai, chiến dịch “Để không ai bị bỏ lại phía sau” tạo thu nhập mới, cải thiện sinh kế cho hàng trăm cửa hàng nhỏ lẻ. Bước sang mùa 3, chiến dịch không chỉ đào tạo kỹ năng kinh doanh cho 200 phụ nữ, thông qua trang thư viện trực tuyến, hãng còn hỗ trợ hàng nghìn người tiếp cận kiến thức, nâng cao kỹ năng kinh doanh trực tuyến dễ dàng.

“Khi chúng tôi có thêm khách hàng, tài xế và nhà hàng nhận nhiều đơn hơn, tăng thu nhập hiệu quả. Ngày trước, bác tài chỉ đi vài cuốc xe mỗi ngày. Nay, nhờ các nền tảng kết nối như Gojek, lượng đơn hàng có thể tăng 4-5 lần”, lãnh đạo Gojek nói thêm.

Mỗi doanh nghiệp có nhiều lựa chọn tăng trưởng, song chỉ có vài cách để phát triển bền vững, một trong số đó là tạo giá trị cho các bên liên quan. Hành trình của Gojek nói chung và Gojek Việt Nam nói riêng minh chứng cho điều đó.

Mộc Trà

Bạn có thể quan tâm