Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Góc khuất cơ cực đằng sau vẻ hào nhoáng của Dubai

Người lao động nước ngoài phải làm việc dưới nhiệt độ 50 độ C là một trong những cảnh tượng mà giới chức thành phố Dubai không muốn thế giới bên ngoài chứng kiến.

Nhiếp ảnh gia người Iran Farhad Berahman đã chụp được cuộc sống khắc nghiệt và tuyệt vọng mà lao động nhập cư đang phải trải qua hằng ngày tại một công trình xây dựng, nơi các tòa nhà chọc trời sẽ còn nối tiếp nhau mọc lên tại Dubai. Ôm giấc mộng đổi đời cho bản thân và gia đình, song những gì những người đàn ông đến từ khu vực Nam Á này nhận được tại đất nước giàu sang bậc nhất châu Á chỉ là sự nghèo khổ, công việc nặng nhọc và đồng lương ít ỏi.
Farhad Berahman, nhiếp ảnh gia người Iran, đã chụp cuộc sống khắc nghiệt và tuyệt vọng mà lao động nhập cư - những người đang góp phần làm cho Dubai trở nên lộng lẫy hơn - phải trải qua. Sonapur là một trại lao động ở ngoại ô Dubai, nằm cách xa những tòa nhà sang trọng , cao vút vốn là niềm tự hào của thành phố. Trớ trêu thay, "Sonapur" – cái tên có nghĩa "thành phố của vàng" trong tiếng Hindu - lại là nhà của hơn 150.000 lao động nhập cư. Phần lớn đến từ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Trung Quốc.
Sonapur –  một trại lao động ở ngoại ô Dubai, nằm cách xa những tòa nhà sang trọng , cao vút vốn là niềm tự hào của thành phố. Trớ trêu thay, ‘Sonapur’ – cái tên có nghĩa  ‘thành phố của vàng’ trong tiếng Hindi lại là nhà của hớn 150.000 lao động nhập cư, phần lớn đến từ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Trung Quốc.
Một người đàn ông đang làm cá trong một nhà bếp ở Sonapur.
Một người đàn ông đang rán cá trong điều kiện bẩn thỉu, tồi tàn của một nhà bếp ở Sonapur.
Theo Farhad Berahman, một số công nhân bị thu giữ hộ chiếu tại sân bay và buộc phải lao động cực nhọc liên tục nhiều giờ trong một ngày dưới nhiệt độ khắc nghiệt với đồng lương còm. Ôm giấc mộng đổi đời cho bản thân và gia đình, song những gì những người đàn ông đến từ khu vực Nam Á này nhận được tại đất nước giàu sang bậc nhất châu Á chỉ là sự nghèo khổ, công việc nặng nhọc và đồng lương ít ỏi.
Theo Farhad Berahman, một số công nhân bị thu giữ hộ chiếu tại sân bay và bị buộc phải lao động cực nhọc liên tục nhiều giờ trong một ngày dưới nhiệt độ khắc nghiệt với đồng lương còm.

Jahangir, 27 tuổi, đến từ Bangladesh. Anh đã làm công việc của một công nhân vệ sinh trong suốt 4 năm qua và kiếm được 800 AED tương đương 139 USD mỗi tháng. Sau khi gửi về cho gia đình khoảng 87 USD, anh dùng số tiền còn lại cho việc ăn, ở tại thành phố Dubai đắt đỏ.

d

30 năm trước, Dubai hầu như chỉ là một sa mạc. Nhưng giờ đây, mảnh đất này đã trở thành một trong những trung tâm thương mại và địa điểm du lịch hấp dẫn nhất trong khu vực.

d
Những người bán hàng đang cố gắng giới thiệu các sản phẩm của họ tới người lao động nhập cư tại Sonapur.
d

Các công nhân buộc phải vệ sinh trong điều kiện tồi tàn.

d

Một số người tìm cách kiếm thêm tiền mặt vào những ngày cuối tuần bằng cách tự mở những quầy thực phẩm nhỏ để bán cho cộng đồng người lao động như họ.

d

Sau những giây phút làm việc mệt mỏi căng thẳng, những người lao động tự tìm thú vui và sốc lại tinh thần với trò chơi có tên gọi Carrom, tương tự như đánh bi-a.

d

Người lao động nhập cư phải làm việc 14 tiếng mỗi ngày dưới cái nắng 50 độ C của mùa hè trong khi khách du lịch phương Tây nói rằng họ không thể ở ngoài trời quá 5 phút.

d
Mỗi buổi tối, hàng trăm công nhân lại bước lên những chiếc xe buýt để tới các công trường.
d

Những người lao động đang làm việc trên một thuyền tại một xưởng đóng tàu tại Jaddaf. Những thuyền này phục vụ du khách.

d

Thế nhưng chỗ ở của những người làm ra những chiếc thuyền đắt giá lại là những nơi tồi tàn bậc nhất Dubai. Chúng bẩn thỉu và đầy rận, song người lao động nhập cư không có lựa chọn nào khác.

d

Chợ rau bí mật ở Sonapur là nơi cung cấp rau và hoa quả rẻ tiền cho những người lao động đến từ các nước lân cận.

d

Công nhân người Trung Quốc kêu gọi ông chủ trả tiền công và cho anh ta trở về nhà.

d

Shahroukh là một trong số những người may mắn. Nhờ có tay nghề nên mức sống của anh cao hơn những công nhân khác. Anh đã sẵn sàng từ bỏ công việc hiện tại để làm việc cho một công ty trang trí.

Anh Tường

Ảnh: REX

Bạn có thể quan tâm