Giới trẻ Nhật tìm lại dư vị thời hoàng kim những năm 1980
Thứ bảy, 7/4/2018 16:28 (GMT+7)
16:28 7/4/2018
Trong những năm 1980, kinh tế Nhật phát triển bùng nổ, cuộc sống của người dân đầy màu sắc, xoay quanh những ly rượu vang, những chiếc xe limo và những sàn nhảy disco hào nhoáng.
Thời kỳ bong bóng kinh tế của nước Nhật không kéo dài lâu, chỉ trong khoảng năm 1986 đến 1991. Nhiều người Nhật cho đây là lần cuối cùng họ có được cảm giác giàu có và đầy uy thế. Năm 2018, nước Nhật đang ở giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất trong nhiều thập kỷ qua, tuy nhiên với nhiều người, đây không là gì so với thời hoàng kim những năm 1980. Ảnh: Getty.
Thời kỳ này, giới trẻ Nhật tràn đến những resort trượt tuyết sang trọng và các địa điểm du lịch nước ngoài, đàn ông và phụ nữ dắt tay nhau đến những cuộc hẹn hò đắt đỏ. Họ ăn mặc thời thượng và taxi ở Tokyo những lúc về đêm khó bắt đến mức người ta vẫy những tờ 10.000 yen (tương đương 100 USD) để gây sự chú ý với các tài xế. Ảnh: Getty.
"Trước kia, mọi người vẫn nghĩ thời kỳ bong bóng kinh tế là một di sản đầy tiêu cực, thậm chí có phần lòe loẹt. Tuy nhiên giờ đây mọi chuyện đã khác, nhiều người nhận thấy thời kỳ này khá là thời thượng", ca sĩ Masukodera, 32 tuổi, trả lời báo New York Times. Cô mặc một chiếc áo blazer độn vai có họa tiết là hình ảnh thủ đô Tokyo đầy màu sắc về đêm, phối cùng một chiếc váy ngắn miniskirt và trang sức bằng vàng. Đây là kiểu trang phục sặc sỡ thường thấy trong những năm 1980. Ảnh: New York Times.
Cô Masukodera là một trong hai thành viên của Bed In, ban nhạc nổi tiếng với những bài hát mang đậm âm hưởng của những năm 80 thế kỷ trước. Trong ảnh là album Tokyo của ban nhạc Bed In phát hành năm 2017. Ảnh: New York Times.
Sau khi bong bóng kinh tế "vỡ tung", xứ sở mặt trời mọc trải qua thời kỳ được mệnh danh là "thập niên bị tước mất" trong những năm 1990 khi nền kinh tế chật vật lấy lại sự ổn định. Trong suốt 20 năm đầu thế kỷ 21, kinh tế Nhật phát triển ảm đạm. Nhiều người trẻ sinh sau đẻ muộn muốn thử cảm giác được sống vào thời kỳ hoàng kim, họ thuê xe limo đi dọc đường phố, tổ chức những bữa tiệc công chúa xa hoa. Ảnh: New York Times.
"Tôi chỉ muốn một lần được trải nghiệm cảm giác hào nhoáng này trước khi bắt đầu đi làm toàn thời gian", cô Mirei Sugita (bên phải), 20 tuổi, nói trong lúc đặt chiếc vương miện lên mái tóc được uốn xoăn. Cô là một trong số nhiều người trẻ tìm đến các công ty tổ chức sự kiện để được làm "công chúa một đêm" trong các bữa tiệc hoành tráng theo kiểu của những năm 1980. Ảnh: New York Times.
Để một lần được nếm thử dư vị của thời kỳ hoàng kim, những người trẻ phải bỏ ra số tiền không nhỏ. Một nhóm sinh viên tổ chức tiệc theo kiểu những năm 1980 sẽ phải trả ít nhất 60 USD một người (tương đương khoảng 1.400.000 đồng) để thuê váy áo và xe limo trong một giờ. Ảnh: New York Times.
Trong bối cảnh nước Nhật đang đối mặt với tình trạng sức mua giảm mạnh do người dân chỉ biết lao đầu vào công việc, việc người trẻ tìm cách hưởng thụ cuộc sống có thể được xem là tín hiệu đáng mừng. Một khảo sát vào năm 2017 của Viện Nghiên cứu Dai-ichi cho thấy phần lớn người trẻ quá bận tâm về tương lai nên có thói quen chi tiêu dè sẻn, họ muốn có công việc và cuộc sống ổn định. "Tôi cảm thấy vào thời kỳ đó (những năm 1980 - PV), người ta tự tin hơn so với thời kỳ này", vũ công Nanako Meguro, 18 tuổi, nói. Ảnh: New York Times.
Đạo luật từ thập niên 1940-1990 ở Nhật Bản nhằm tạo ra một thế hệ người Nhật "ưu việt" hơn đã cướp đi cơ hội làm cha mẹ của hơn 16.000 người tại quốc gia này.
Những người phụ nữ nhanh chóng lao ra cấp cứu cho một quan chức bất ngờ ngất xỉu nhưng bị trọng tài yêu cầu rời đi vì phụ nữ không được phép lên sàn thi đấu sumo.
Đại sứ Iran tại LHQ Amir Saeid Iravani chỉ trích mạnh mẽ Israel về những gì mà Tehran mô tả là "lời tuyên bố công khai" liên quan đến vụ ông Ismail Haniyeh thiệt mạng tại Iran hồi tháng 7.