Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Gió thiên hà' có thể đã đưa sự sống tới Trái Đất

Nghiên cứu từ Đại học Northwestern của Mỹ cho thấy vật chất cấu tạo nên sự sống đã được đưa tới Trái Đất sau vụ nổ các siêu tân tinh từ những thiên hà xa xôi hàng tỷ năm trước.

"Những vụ nổ siêu tân tinh đã tách các hạt nguyên tử tích điện ra khỏi trọng lực của các thiên hà ban đầu và những luồng 'gió thiên hà siêu mạnh' thổi chúng tới Dải Ngân hà của chúng ta", CNN dẫn nghiên cứu của Đại học Northwestern cho hay.

Theo nhóm nghiên cứu, khoảng một phần hai số nguyên tử cấu tạo nên Trái Đất tới từ các thiên hà xa xôi cách Trái Đất hàng triệu năm ánh sáng. Quá trình các vật chất di chuyển qua các thiên hà kéo dài hàng tỷ năm.

Su song tren Trai Dat co the bat nguon tu vu tru anh 1
Gió thiên hà sinh ra từ tâm các thiên hà. Ảnh: SkyTelescope.

Nghiên cứu xác định hiện tượng mới với tên gọi "vận chuyển liên thiên hà". Hiện tượng này được tạo ra nhờ dòng khí và vật chất dịch chuyển ở tốc độ cao và chia tách dần các thiên hà liền kề, hay được gọi với tên "gió thiên hà". Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là nguyên nhân cho sự mở rộng cũng như chia cách các thiên hà.

"Chúng tôi biết tới 'gió thiên hà' từ các thí nghiệm trước đây. Nhưng sự di chuyển lượng lớn vật chất như vậy là một kết quả mới đầy ấn tượng", giáo sư Daniel Angles-Alcazar, người đứng đầu chương trình nghiên cứu, cho biết.

Gió thiên hà là các dòng nguyên tử tích điện có tốc độ 300 - 3.000 km/s. Gió thiên hà sinh ra từ các vụ nổ siêu tân tinh, nổ năng lượng trên các sao mới hình thành hoặc từ tâm các thiên hà.

Theo CNN, chuyên gia của Đại học Northwestern đã chạy mô hình 3D trên nhiều siêu máy tính để lần theo sự tiến hóa và mở rộng của các thiên hà ngay sau vụ nổ Big Bang. Tổng thời lượng các mô hình lên tới hàng triệu giờ.

"Chúng tôi thấy rằng những nguyên tử cấu tạo nên Trái Đất có thể cũng tồn tại ở khắp nơi trong vũ trụ. Về cơ bản, sự sống trên Trái Đất có thể bắt nguồn từ những thiên hà xa xôi cách chúng ta hàng triệu năm ánh sáng", Angles-Alcazar kết luận.

Nhìn sâu vào vũ trụ qua kính viễn vọng Hubble Các nhà thiên văn học đã lắp ghép các bức ảnh do kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp lại trong vòng 10 năm để tạo ra eXtreme Deep Field (XDF), hình ảnh sâu nhất của một phần vũ trụ.

Phát hiện tín hiệu vô tuyến lạ từ vũ trụ

Các nhà khoa học tại Đại học Puerto Rico cho biết kính viễn vọng vô tuyến của cơ quan này đã thu được tín hiệu vô tuyến lạ từ một sao lùn cách Trái Đất gần 11 năm ánh sáng.

NASA lên kế hoạch đánh chặn thiên thạch sắp tiến gần Trái Đất

NASA công bố dự án tưởng chừng chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng hôm 30/6 với kỳ vọng tránh cho nhân loại khỏi những thảm họa chết chóc do va chạm với thiên thạch.


Duy Anh

Bạn có thể quan tâm