Giáo sư Harvard nhận sai về hệ số nợ công kinh điển
Carmen Reinhart và Ken Rogoff - 2 giáo sư (GS) của đại học Harvard đã thừa nhận sai lầm trong công thức rất nổi tiếng về tỷ lệ nợ công/GDP.
Hai GS của ĐH Havard từng công bố một nghiên cứu cho thấy nước nào có tỷ lệ nợ công/GDP vượt 90%, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại đáng kể. Từ trước tới nay, nhiều nhà kinh tế đã thận trọng với quan hệ nhân quả trong nghiên cứu này, là tỷ lệ nợ công/GDP tăng khiến tăng trưởng chậm lại hay chính tăng trưởng chậm lại khiến tỷ lệ nợ công/GDP tăng?
Và ngày hôm qua, một nghiên cứu mới công bố của ba GS thuộc đại học Massachusetts, Amherts cho thấy Reinhart và Rogoff đã dùng một bộ số liệu sai lầm để chứng minh cho kết quả nghiên cứu của mình. Bất ngờ hơn, một lỗi excel đã khiến số liệu tăng trưởng của các nước có tỷ lệ nợ/GDP vượt 90% giảm mạnh.
Dù có thừa nhận sai lầm trên về mặt dữ liệu, nhưng hai GS Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff không cho rằng kết luận của mình hoàn toàn sai. |
Sau khi nghiên cứu này được công bố, Reinhart và Rogoff nhanh chóng ra một thông cáo cho rằng chính kết quả nghiên cứu mới lại càng củng cố thêm cho điều họ đã chứng minh trước đó: nợ càng nhiều, tăng trưởng càng chậm.
Nhưng trong một bức thư mới đây, Reinhart và Rogoff thừa nhận mình đã đặt nhầm công thức excel, và lỗi này ảnh hưởng đáng kể tới kết quả cuối cùng.
Sau đây là phần quan trọng nhất trong bức thư của Reinhart và Rogoff:
“Các tác giả đã chỉ ra rằng có ba vấn đề chính đối với nghiên cứu này: (i) một lỗi đặt nhầm công thức excel đã khiến 5 nước có tên đầu tiên trong bảng chữ cái bị loại khỏi phép tính giá trị trung bình trong giai đoạn 1946-2009, (ii) 'loại bỏ có chọn lọc' dữ liệu giai đoạn 1946-1950 của New Zealdn, và (iii) “chọn quyền số để tính giá trị trung bình không bình thường”, tức phương pháp nghiên cứu đã bị thay đổi một cách có chủ đích nhằm làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Các tác giả cho rằng ba vấn đề trên kết hợp lại khiến sai sót thêm nghiêm trọng và dẫn đến những kết quả hoàn toàn khác, đặc biệt là cách lấy quyền số.
Thứ nhất, chúng tôi thừa nhận Herndon, Ash và Pollin đã phát hiện chính xác lỗi đặt nhầm công thức khiến dữ liệu của một số nước bị loại bỏ khi tính giá trị trung bình. Chấm hết. Đó là chuyện ngẫu nhiên. Các tác giả cho thấy việc chúng tôi vô tình loại bỏ các dữ liệu này chỉ có tác động một chút tới số liệu của nhóm các nước có tỷ lệ nợ/GDP dưới 90%. Tuy vậy, nó đã làm thay đổi đáng kể tốc độ tăng trưởng trung bình của nhóm nước có tỷ lệ nợ/GDP trên 90%. Tốc độ tăng trưởng thực tế tính theo trung vị không có gì thay đổi."
Dù có thừa nhận sai lầm trên về mặt dữ liệu, nhưng hai GS Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff không cho rằng kết luận của mình hoàn toàn sai.
Họ vẫn cho rằng tăng trưởng sẽ chậm lại nếu nợ công tăng lên, nguyên nhân là tốc độ tăng trưởng trung vị, thay vì trung bình, vẫn phù hợp với kết quả nghiên cứu, dù cho công thức excel có được đặt lại cho đúng.
Dù sao đi chăng nữa, đây cũng là một vụ việc vô cùng ấn tượng. Mức nợ công 90% mấy năm nay đã đóng một vai trò to lớn trong mọi cuộc tranh luận kinh tế, chính trị, thậm chí còn đi vào cả âm nhạc.
Theo CafeF/TTVN