Theo thống kê từ Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam, cả nước hiện có trên 1.300 doanh nghiệp đang hoạt động, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP cả nước.
Cơ hội và thách thức
Cuối những năm 1970, ngành dịch vụ logistics đã trải qua những bước sơ khai với tên gọi giao nhận, kho vận nhưng chủ yếu là vận tải biển. Cùng với sự tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử, ngành logistics cũng có những bước chuyển mình đáng chú ý bằng sự ra đời của các doanh nghiệp chuyển phát nhanh nội địa, cùng sự đầu tư mạnh mẽ từ các đơn vị nước ngoài.
Số lượng đơn hàng mỗi ngày của một đơn vị giao nhận có thể lên đến hàng trăm nghìn. |
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2014, Việt Nam có chỉ số LPI (Logistics Performance Index) xếp hạng 48/155 nền kinh tế và dẫn đầu về hoạt động logistics trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng phát triển mạnh mẽ về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics.
Tuy thị trường đang có tốc độ phát triển nhanh nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn như chi phí logistic, hạ tầng giao thông, kho bãi và nguồn nhân lực. Những thách thức trên cũng là yếu tố tất yếu của một thị trường non trẻ mà doanh nghiệp cần phải vượt qua để phát triển và trụ vững.
Trên thực tế, các đơn vị giao nhận, chuyển phát đều tích cực thay đổi về nhiều mặt để thích nghi với ngành dịch vụ mới mẻ này và có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Dấu ấn của doanh nghiệp nội
Trong những đơn vị logistic nội địa tại Việt Nam, GHN Express - Giao Hàng Nhanh đang là cái tên nổi bật với dịch vụ đa dạng và cải tiến. Được thành lập từ năm 2012, sau hơn 5 năm phát triển, GHN Express đã mở rộng quy mô vận hành với 7.000 nhân viên và xử lý 150.000 đơn hàng mỗi ngày.
Với 300 bưu cục và điểm dịch vụ trên toàn quốc, GHN Express đang tích cực đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng.
150.000 đơn hàng được xử lý mỗi ngày. |
Gần đây, GHN Express vừa bổ sung những chính sách đảm bảo quyền lợi khách hàng. Đáng chú ý là chính sách bảo hiểm hàng hóa với mức đền bù đến 30 triệu đồng, đồng thời cam kết cụ thể thời gian xử lý cho khách hàng, giảm thiểu những rủi ro thất lạc.
Những chính sách này góp phần mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Chị Nguyễn Thị Thủy, chủ shop chuyên về sản phẩm bình xông tinh dầu cho biết: “Chính sách của Giao Hàng Nhanh chia sẻ thiệt hại và đền bù hợp lý cho khách hàng, giúp các chủ shop an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ”.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Giám đốc thương hiệu Juno chia sẻ: "Hệ thống vận chuyển của Giao Hàng Nhanh đã giúp chúng tôi gửi sản phẩm đến tay khách hàng không chỉ đúng thời gian mà còn giao một cách trân trọng nhất“.
Sát cánh cùng người tiêu dùng
Bên cạnh nỗ lực cho bài toán 150.000 đơn hàng mỗi ngày, Giao Hàng Nhanh hay bất kỳ công ty giao nhận nào trên thị trường vẫn vấp phải những thiếu sót. Gần đây nhất là trường hợp khách hàng mua iPhone 7 plus nhận được hộp rỗng từ nhân viên Giao Hàng Nhanh. Ngay lập tức, công ty đã có những biện pháp xử lý rõ ràng như rà soát lại hệ thống, nhân sự, xác minh và bồi hoàn thoả đáng cho khách hàng.
GHN luôn đặt sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu hàng đầu. |
Ông Nguyễn Trần Thi, CEO Công ty Cổ phần dịch vụ Giao Hàng Nhanh - GHN Express chia sẻ: “Thị trường e-logistic sẽ phát triển nhanh trong những năm tới, đòi hỏi các doanh nghiệp như GHN phải tăng tốc phát triển ứng dụng công nghệ, hoàn thiện hệ thống vận hành, cải thiện dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng“.
Ngoài ra, với tính chất hàng hoá trực tuyến chưa được thấy tận mắt, sờ tận tay, người tiêu dùng nên kiểm tra khi nhận hàng để phát hiện sai sót kịp thời. Bên cạnh đó, GHN khuyến khích người dùng đánh giá dịch vụ và đưa ra những phản hồi đến các nhà cung cấp, giúp họ khắc phục lỗi để mang lại trải nghiệm tốt hơn trong lần sau.