Thủ đô Sanaa, Yemen, ngày 26/3/2022. Ảnh: AP. |
Theo cơ quan nội vụ do phiến quân Houthi điều hành, tình trạng hỗn loạn diễn ra tại một trường học ở Old City, trung tâm thủ đô Sanaa, khi hàng trăm người nghèo tập trung tại một sự kiện do các thương gia tổ chức, AP đưa tin ngày 20/4.
Người phát ngôn Brig. Abdel-Khaleq al-Aghri đổ lỗi thảm họa là do hành động viện trợ tự phát mà không có sự phối hợp với chính quyền địa phương.
Hàng chục người thương vong đã được đưa tới các bệnh viện gần đó. Motaher al-Marouni, một quan chức y tế cấp cao ở Sanaa, đã thống kê số người thiệt mạng lên tới 85 và cho biết hơn 322 người bị thương, theo AFP.
Phiến quân Houthi đã nhanh chóng phong tỏa trường học nơi tổ chức sự kiện và cấm mọi người, kể cả nhà báo, đến gần.
Theo các nhân chứng, Abdel-Rahman Ahmed và Yahia Mohsen, lực lượng Houthi bắn chỉ thiên nhằm kiểm soát đám đông, nhưng đã bắn trúng dây điện và gây nổ. Điều này gây ra sự hoảng loạn và mọi người bắt đầu giẫm đạp.
Phiến quân cho biết đã bắt giữ hai người tổ chức và mở cuộc điều tra.
Yemen chìm trong bất ổn từ năm 2014 khi lực lượng phiến quân Houthi chiếm giữ thủ đô Sanaa và phần lớn khu vực miền Bắc nước này, buộc chính phủ được quốc tế công nhận của Yemen phải lưu vong tại Saudi Arabia.
Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn vào năm 2015, sau khi Liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu can thiệp quân sự vào Yemen nhằm ủng hộ chính phủ được quốc tế công nhận và tiến hành các hoạt động quân cả trên bộ, trên không và trên biển nhằm chống lại Houthi.
Xung đột trong những năm gần đây đã khiến hơn 150.000 người, bao gồm cả chiến binh và dân thường, thiệt mạng. Hàng triệu người Yemen đã phải di dời và trải qua một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới, theo AFP.
Vấn đề Trung Đông
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này…
>>Độc giả có thể đọc thêm tại đây.