Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giải phẫu cá mập miệng rộng quý sa lưới ngư dân Nhật

Một con cá mập miệng rộng, loài cá quý hiếm mà con người mới thấy 57 lần trước đó, đã vô tình sa lưới ngư dân Nhật Bản. Các nhà khoa học đang phân tích kỹ cá thể này.

Các nhân viên đang tiến hành giải phẫu cá mập miệng rộng quý nặng 700 kg sa lưới ngư dân Nhật Bản. Ảnh: huffingtonpost.com

Hôm 8/5 các nhà khoa học tiến hành giải phẫu một thực thể cá mập miệng rộng cái nặng gần 700 kg trước khoảng 1500 khán giả hiếu kỳ tại Bảo tàng khoa học hải dương tại thành phố Shizuoka, Nhật Bản, Japan Daily Press đưa tin. Ngư dân bắt con cá ở độ sâu gần 800 m dưới đại dương.

Năm 1976, người ta lần đầu tiên phát hiện ra loài cá mập miệng rộng tại Hawaii, Mỹ. Điều này giúp các nhà khoa học tìm ra một chi mới của họ cá mập. Cá mập miệng rộng là loài ăn tạp, với chiếc mồm rộng và môi trề. Một con cá mập loại này có thể phát triển chiều dài tới 5 hay 6 m. Đối thủ duy nhất của chúng là cá nhà táng khổng lồ, các chuyên gia cho hay.

Nhiều người có thể thấy cá mập miệng rộng tại California, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Senegal, Nam Phi, Mexico và Úc. Theo viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Florida, loài này chủ yếu sinh sống ở 3 đại dương lớn gồm Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

“Cùng với hai cá mập phơi và cá mập voi, cá mập miệng rộng đang phát triển trên phạm vi lớn”, website của viện bảo tàng cho hay. Tuy nhiên, loài động vật ăn tạp này hoạt động chậm và bơi kém hơn so với hai loài kia.

Năm 2009, một ngư dân tại đảo Burias, Philippines tình cờ bắt và giết thịt một con cá mập miệng rộng cùng loại với con cá mập tại Nhật Bản. Con cá dài khoảng 4 m, nặng 500 kg đã chết khi nó cố vùng vẫy để thoát khỏi lưới. 

http://www.foxnews.com/science/2014/05/08/rare-megamouth-shark-caught-off-japan/

Nguyễn Thái

Bạn có thể quan tâm