Các phụ huynh thường lo lắng không thể kiểm soát thời gian dùng Internet, con không phân biệt nội dung tốt - xấu, chơi game quá đà… Nỗi lo này nhiều hơn khi vào thời điểm trẻ học trực tuyến và sắp nghỉ hè.
Những nỗi lo của phụ huynh
Chị Bùi Thị Ngọc Ánh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Bé nhà tôi đang học lớp 3, thường sử dụng laptop để học online thời gian gần đây. Bé chưa quen các thao tác trên phần mềm học nhưng khá thành thạo việc xem video trên mạng xã hội. Vợ chồng tôi lo con xem phải những nội dung xấu hoặc ngồi quá lâu trước màn hình máy tính. Tôi thực sự không yên tâm khi không thể kiểm soát được nội dung truy cập và thời gian sử dụng thiết bị của con”.
Anh Nguyễn Anh Dương (Bình Thạnh, TP.HCM) cũng “bất lực” bởi không thể kiểm tra khi con sử dụng Internet. “Vì phải học online tại nhà để chuẩn bị thi cuối kỳ, tôi giao máy tính cho bé. Học lớp 6 nên con sử dụng khá thành thạo. Tuy nhiên, hết lúc học, con lại ngồi chơi game. Sắp nghỉ hè, cứ tình trạng này kéo dài, tôi sợ con mình sa đà vào các trò chơi vô bổ, ảnh hưởng xấu đến tinh thần và sức khỏe”, anh Dương nói.
Nỗi trăn trở của chị Ánh, anh Dương cũng là nỗi lòng chung của các bậc phụ huynh, đặc biệt trong giai đoạn con trẻ ở nhà nhiều như hiện nay.
Không thể kiểm soát thời gian là lo lắng chung của phụ huynh khi để trẻ sử dụng Internet. |
Giải pháp từ F-secure
Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững MSD, chúng ta không thể cấm trẻ em tham gia môi trường Internet, thay vào đó nên định hướng và đồng hành với con. Bà cũng đưa ra một số nguyên tắc có thể nói với con khi phụ huynh muốn cùng con tham gia Internet.
Thứ nhất, phụ huynh hãy hỏi con hôm nay con học được gì, thấy gì thú vị trên Internet. Điều này đồng nghĩa với việc bạn xem chuyện con sử dụng Internet là bình thường. Thứ hai, bố mẹ, thầy cô không kiểm soát để theo dõi, giám sát mà để đồng hành và hỗ trợ các con kịp thời.
Tiếp đó, bạn có thể gợi ý con hướng dẫn ông bà, bố mẹ cách sử dụng Internet. Thỉnh thoảng, bạn có thể hỏi bé hướng xử lý trong những tình huống nhất định. Điều này giúp trẻ tăng cường tính phản biện và tư duy, từ đó giúp bé có những tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng.
Gói cước Internet an toàn F-Safe là giải pháp được nhiều phụ huynh áp dụng gần đây. |
Ngoài ra, giải pháp được nhiều phụ huynh áp dụng gần đây là ứng dụng công nghệ số để sàng lọc nội dung cũng như thống nhất thời gian truy cập Internet của trẻ. Do lo lắng con sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều, chị Đỗ Thị Trang (Hà Đông, Hà Nội) sử dụng gói cước Internet an toàn F-Safe, của nhà mạng FPT Telecom phối hợp Tập đoàn F-Secure tại Phần Lan cung cấp.
“Tôi dùng sản phẩm này từ đầu năm và thấy khá hiệu quả với bé nhà mình. Hàng ngày, tôi cài sẵn khung giờ truy cập Internet cho con học online. Sau khung giờ đó, bé không thể tiếp tục truy cập mạng. Nhờ đó, tôi yên tâm hơn khi để con học trực tuyến tại mà không có người lớn bên cạnh. Hè này, tôi sẽ cho con truy cập Internet trong thời gian nhất định, đồng thời sàng lọc, loại bỏ những nội dung không phù hợp”, chị nói.
Gói cước Internet an toàn F-Safe tích hợp sẵn trong đầu phát Wi-Fi, cho phép người dùng chủ động cài đặt quản lý thời gian truy cập Internet và ngắt kết nối thiết bị bất kỳ trong gia đình. Giải pháp này không chỉ bảo vệ camera, SmartTV, mà còn giúp các thiết bị thông minh này khỏi các trang web nguy hại.
F-Safe cho phép người dùng cài đặt và ngăn chặn các nội dung độc hại, thiết lập giờ đi ngủ. |
Sau 2 tháng sử dụng tính năng bảo vệ trẻ khi trực tuyến của nhà mạng FPT Telecom, chị Nguyễn Lan (Thủ Đức, TP.HCM), cho biết gia đình yên tâm hơn sau khi quản lý được nội dung mà con học, chơi mỗi ngày. Chị còn có thể chủ động thiết lập môi trường học tập, vui chơi lành mạnh cho con trên Internet.
“Sản phẩm này giúp tôi yên tâm hơn khi đi làm. Tôi không cấm con vào Internet, thay vào đó thống nhất với con những nội dung được truy cập và thời gian sử dụng phù hợp”, chị Lan chia sẻ.
Bình luận