Kể từ khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát, Việt Nam đã thay đổi chiến lược từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Từ thực tiễn phòng chống dịch, năng lực của hệ thống y tế được nâng cao cùng công tác bao phủ vaccine trên diện rộng, người dân dần trở lại với cuộc sống bình thường mới, các hoạt động sản xuất - kinh doanh từng bước phục hồi.
Mối lo về dịch bệnh vẫn hiện hữu
Theo thống kê của Bộ Y tế ngày 21/2, toàn quốc có 44 tỉnh thành vùng xanh, 18 tỉnh vàng, 1 tỉnh cam, không có tỉnh đỏ. Việt Nam đã cán mốc 190 triệu mũi vaccine phòng Covid-19 và trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tiêm chủng vaccine. Hệ thống y tế đang tiếp tục tăng cường tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, tiêm chủng mũi nhắc lại cho đối tượng trên 18 tuổi và chuẩn bị kế hoạch tiêm chủng cho trẻ 5-11 tuổi.
Trong bối cảnh bình thường mới, người dân quay trở lại quỹ đạo sinh hoạt thường nhật, tuân thủ khuyến cáo 5K của Chính phủ để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như giảm thiểu số ca tử vong trong cộng đồng. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn hiện hữu khi các biến chủng mới có khả năng lây lan mạnh, đặc biệt là sau dịp Tết Nguyên đán 2022, tình trạng di biến động dân cư lớn.
Việt Nam đã cán mốc 190 triệu mũi vaccine phòng Covid-19. |
Tính từ 16h ngày 26/2 đến 16h ngày 27/2, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 86.990 ca nhiễm mới, trong đó 24 ca nhập cảnh và 86.966 ca ghi nhận trong nước (tăng 8.996 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 58.680 ca trong cộng đồng).
Những con số trên phản ánh tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp trên cả nước. Những địa điểm công cộng tập trung đông người hay không gian tiềm ẩn nguy cơ lây lan cao như bệnh viện vẫn bị xem là "điểm nóng" cần thận trọng. Thực trạng này khiến những người có nhu cầu khám chữa bệnh mang tâm lý thấp thỏm khi phải đến bệnh viện, vô hình trung trở thành mối lo ngại cộng đồng, vì lo sợ lây nhiễm Covid-19 mà không chữa trị dứt điểm các vấn đề sức khỏe của bản thân.
Nâng cao chất lượng không khí bệnh viện
Bệnh viện, phòng khám là nơi diễn ra các hoạt động chăm sóc sức khỏe con người. Tuy nhiên, đây cũng là môi trường dễ lây các bệnh nhiễm vi khuẩn, virus. Do đó, đảm bảo chất lượng bầu không khí tại bệnh viện được xem là giải pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho các bệnh nhân, người đến thăm khám, đội ngũ y bác sĩ và nhân viên.
Khi bầu không khí tại các bệnh viện được đảm bảo chất lượng, người dân mới có thể yên tâm đến thăm khám và chữa trị, từ đó nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Vừa qua, các bệnh viện tại Hà Nội đã nhận được sự đồng hành và tài trợ của công ty Panasonic Việt Nam thông qua dự án "Nâng cao chất lượng không khí tại bệnh viện". Với tổng giá trị cho đợt triển khai lần này đạt 8,2 tỷ đồng, doanh nghiệp trao tặng và lắp đặt 261 điều hòa tích hợp công nghệ lọc khí nanoe X cho 3 bệnh viện tại Hà Nội gồm: Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an (150 thiết bị), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (71 thiết bị), Bệnh viện Hữu Nghị (40 thiết bị).
Đại diện lãnh đạo Panasonic Việt Nam và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ký kết thỏa thuận tài trợ điều hòa không khí. |
Công nghệ độc quyền nanoe X vốn không xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam khi được ứng dụng trên các máy điều hòa, máy lọc không khí, thiết bị phát nanoe X cầm tay của Panasonic. Đến năm 2021, điều hòa trang bị công nghệ nanoe X còn được Tổ chức Nghiên cứu Tiếp xúc Toàn cầu Texcell xác minh khả năng ức chế virus SARS-CoV-2 đến 91,4% trong không gian kín 6,7 mét khối sau 8 giờ chạy liên tục. Thử nghiệm được thực hiện trong môi trường phòng thí nghiệm kín, và không được thiết kế để đánh giá hiệu quả trong không gian sống không được kiểm soát.
Cơ chế hoạt động của nanoe X là tạo ra 4.800 tỷ gốc -OH trong 1 giây. Các gốc -OH chủ động di chuyển, tìm kiếm, tấn công và ức chế virus, vi khuẩn trong không khí cũng như trên bề mặt bám dính, mang lại không gian trong lành, sạch khuẩn. Đây là công nghệ được Panasonic đầu tư dài hơi, bắt đầu từ năm 1997 và đã xác minh được tính hiệu quả trong việc ức chế vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, nấm và các loại virus), các chất gây dị ứng, thậm chí phá vỡ thành phần có trong bụi mịn PM2.5 gây ảnh hưởng đến cơ thể con người.
Ngày 17/1, dự án “Nâng cao chất lượng không khí tại bệnh viện” của Công ty Panasonic chính thức khởi động tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. |
Chia sẻ về chương trình hỗ trợ cải thiện chất lượng không khí bệnh viện, ông Kei Taniguchi - Giám đốc điều hành Panasonic Air-Conditioning Việt Nam - cho biết: "Thông qua dự án, chúng tôi hy vọng có thể sử dụng những giải pháp tiên tiến, phù hợp để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu cải thiện chất lượng không khí cho bệnh nhân, đội ngũ y bác sĩ trong bệnh viện nói riêng và cộng đồng nói chung. Dự án sẽ tiếp tục được triển khai tại các bệnh viện ở Huế và Hồ Chí Minh trong tháng 3 này với tổng số 588 điều hòa không khí tích hợp công nghệ nanoe X tương đương khoảng 15 tỷ đồng".
Bình luận