Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giải pháp giúp doanh nghiệp TMĐT hạn chế tình trạng thiếu vốn

Sự kiện “Xin chào SMEs” do UOB Finlab tổ chức mang đến kiến thức, kinh nghiệm hữu ích cho doanh nghiệp trên hành trình kinh doanh TMĐT.

Tại sự kiện, các chuyên gia đưa ra chia sẻ thiết thực, giúp doanh nghiệp kinh doanh sàn thương mại điện tử (TMĐT) giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề nguồn vốn.

Trăn trở của doanh nghiệp

Tại phiên thảo luận của hội thảo, nhiều doanh nghiệp gặp vấn đề không biết cách chuyển đổi lên TMĐT, thiếu kinh nghiệm lựa chọn công nghệ để phát triển, dẫn đến lãng phí nguồn lực.

Về vấn đề này, ông Trần Lâm - CEO Công ty TNHH Natural House - giải đáp doanh nghiệp nên có mục tiêu và đầu tư từng giai đoạn. Ví dụ thời gian cần đẩy mạnh bán hàng, doanh nghiệp nên tìm đến các nền tảng có thể hỗ trợ kinh doanh. Khi có nhu cầu quản lý tồn kho, doanh nghiệp nên tìm đơn vị quản lý tồn kho. Đồng thời, doanh nghiệp nên có thời gian trải nghiệm và so sánh kết quả khi ứng dụng công nghệ theo mốc 3 hoặc 6 tháng.

“Không quan trọng giải pháp đến từ nhà cung cấp trong hay ngoài nước, doanh nghiệp phải thử và có lộ trình 3 hoặc 6 tháng, từ đó mới biết sản phẩm phù hợp không. Ngoài ra, doanh nghiệp phải xem xét nhà cung cấp giải pháp có ‘chịu tiến bộ’. Ví dụ khi thị trường yêu cầu chuyển đổi, nhà cung cấp có tích hợp ứng dụng mới hay không. Nhà cung cấp liên tục cải tiến sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng hoàn chỉnh”, ông Trần Lâm chia sẻ.

Ở góc nhìn của bà Đặng Thị Luận - Phó giám đốc SIHUB - việc thiếu thông tin, nguồn vốn là hai vấn đề lớn của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong quá trình đổi mới sáng tạo cũng như lên sàn TMĐT.

“Khi không có tài chính, việc đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, dù tự thân hay thuê ngoài, đều rất khó. Do đó, thiếu tài chính là vấn đề gây trăn trở với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, khó khăn chung của của doanh nghiệp SME còn nằm ở việc thiếu thông tin và hạn chế cơ sở hạ tầng”, bà Luận đánh giá.

UOB anh 1

Bà Đặng Thị Luận - Phó giám đốc SIHUB - chia sẻ tại sự kiện.

UOB Biz Merchant - giải pháp nguồn vốn sáng tạo, tiện lợi

Về phía nhà cung cấp giải pháp tài chính, bà Lại Thị Thu Trang - Trưởng phòng Tiếp thị tăng trưởng Ngân hàng số, khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng UOB Việt Nam - cho biết tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2022, cả nước có 780.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng doanh nghiệp cả nước. Nếu tính thêm công ty siêu nhỏ hoặc hộ kinh doanh, con số có thể lên đến hàng chục triệu.

“Dù SME chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu doanh nghiệp, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy hệ thống tổ chức tín dụng chỉ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu vay vốn của nhóm này”, bà Thu Trang chia sẻ.

Việc này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải đi vay vốn từ các nguồn chính thống, chịu lãi suất cao và gặp nhiều rủi ro khi không trả nợ đúng hạn.

“Khi chuyển lên kênh online, đơn hàng tăng đáng kể, đặc biệt dịp sale hay chương trình marketing của sàn. Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp và hộ kinh doanh thường xuyên cần vốn, nhu cầu tìm nguồn tiền tài trợ kinh doanh cũng cao”, bà Thu Trang nhận định.

UOB anh 2

Bà Lại Thị Thu Trang - Trưởng phòng Tiếp thị tăng trưởng Ngân hàng số, khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng UOB Việt Nam.

Thấu hiểu khó khăn cũng như khao khát chinh phục thị trường TMĐT của doanh nghiệp SME, tiểu thương và hộ kinh doanh, Ngân hàng UOB Việt Nam ra mắt chương trình UOB Biz Merchant. Chương trình hỗ trợ khách hàng kinh doanh trên ba sàn thương mại điện tử phổ biến - Shopee, Lazada, Tiki - tiếp cận nguồn vốn tín chấp đến 1,6 tỷ đồng. Đồng thời, nhà bán hàng được hưởng lãi suất ưu đãi 1,3%/tháng theo dư nợ giảm dần.

Để tiếp cận nguồn vay, khách hàng cần kinh doanh trên các sàn TMĐT ít nhất 6 tháng, doanh thu tối thiểu trên 17 triệu đồng (hoặc 190 triệu đồng/năm).

Mặt khác, nhờ số hóa cao, các thủ tục giải ngân tại UOB Việt Nam đơn giản. Khách hàng không cần đến trực tiếp chi nhánh và ký nhiều loại giấy tờ phức tạp.

“Tương lai gần, UOB Việt Nam kỳ vọng có thể hỗ trợ, xem xét cấp tín dụng cho các khách có doanh thu đa nền tảng, bất kể online hay offline”, bà Thu Trang chia sẻ.

UOB anh 3

Hơn 300 doanh nghiệp và khách mời tham dự chương trình.

Sự kiện “Xin chào SMEs” do Ngân hàng UOB Việt Nam tổ chức diễn ra trong hai ngày 13/3 và 14/6 với nội dung chính là thương mại điện tử (e-commerce) và tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing), quy tụ nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực TMĐT, chuyển đổi số và tiếp thị.

Chi An

Bạn có thể quan tâm